Đăng ký tàu biển đang đóng là gì? Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng được thực hiện như thế nào?
Đăng ký tàu biển đang đóng là gì?
Đăng ký tàu biển đang đóng được giải thích theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký tàu biển đang đóng là việc đăng ký đối với tàu biển đã được đặt sống chính nhưng chưa hoàn thành việc đóng tàu.
Đăng ký tàu biển đang đóng là gì? (Hình từ Internet)
Tàu biển đang đóng khi đăng ký phải có đủ các điều kiện nào?
Tàu biển đang đóng khi đăng ký phải có đủ các điều kiện theo khoản 2 Điều 23 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Đăng ký tàu biển đang đóng
1. Chủ tàu biển đang đóng có quyền đăng ký tàu biển đang đóng trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng. Giấy chứng nhận này không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.
2. Tàu biển đang đóng khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng;
b) Tên gọi riêng của tàu biển đang đóng;
c) Tàu đã được đặt sống chính.
Theo đó, tàu biển đang đóng khi đăng ký phải có đủ các điều kiện sau:
- Có hợp đồng đóng tàu hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng;
- Tên gọi riêng của tàu biển đang đóng;
- Tàu đã được đặt sống chính.
Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng bao gồm những tài liệu gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định cụ thể:
Hồ sơ đăng ký tàu biển đang đóng, bao gồm:
- Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Hợp đồng đóng mới tàu biển hoặc hợp đồng mua bán tàu biển đang đóng (bản chính, kèm bản dịch công chứng nếu hợp đồng viết bằng ngôn ngữ nước ngoài);
- Giấy xác nhận tàu đã đặt sống chính của cơ sở đóng tàu có xác nhận của tổ chức đăng kiểm (bản chính);
Trường hợp tàu không có sống chính thì sử dụng giấy xác nhận của cơ sở đóng tàu, đồng thời có xác nhận của tổ chức đăng kiểm giám sát về việc đã lắp ráp thân vỏ tàu đạt 50 tấn khối lượng hoặc 1% khối lượng toàn bộ ước tính của số vật liệu sử dụng làm thân vỏ tàu (bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
Trường hợp chủ tàu là tổ chức nước ngoài thì nộp giấy phép thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
- Trường hợp chủ tàu là cá nhân còn phải nộp giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu);
Trường hợp chủ tàu là cá nhân người nước ngoài thì nộp hộ chiếu (bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Lưu ý:
Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan đăng ký tàu biển hoặc bằng các hình thức phù hợp khác.
Quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký tàu biển đang đóng như sau:
- Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
+ Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
+ Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Lưu ý:
Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đang đóng không có giá trị thay thế Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?