Đang phụ trách kế toán thì có được đăng ký hành nghề kiểm toán không? Làm hai nghề này cùng lúc có bị xử phạt vi phạm hay không?

Mình hiện sắp đăng ký hành nghề kiểm toán. Tuy nhiên mình cũng đang làm phụ trách kế toán tại 1 công ty vừa mới thành lập. Mình có bằng cử nhân chuyên ngành kế toán và có thời gian làm kiểm toán 5 năm. Mình tìm hiểu thì thấy mình đủ điều kiện để làm phụ trách kế toán. Thứ 2, việc mình đăng ký hành nghề kiểm toán cũng không bị mâu thuẫn gì với việc mình làm phụ trách kế toán. Bạn tư vấn thêm giúp mình có rủi ro gì trong trường hợp này không, mình bị phạt hoặc có khả năng không được chấp thuận để hành nghề kiểm toán không.

Điều kiện làm phụ trách kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định:

"4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này."

Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán 2015 quy định:

- Kế toán trưởng phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

+ Các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 51 của Luật này;

+ Có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ trung cấp trở lên;

+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng;

+ Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng."

Đăng ký hành nghề kiểm toán cũng có bị mâu thuẫn gì với việc làm phụ trách kế toán không?

Điều kiện của người làm kế toán là gì?

(1) Căn cứ Điều 51 Luật Kế toán 2015 Tiêu chuẩn, quyền và trách nhiệm của người làm kế toán

- Người làm kế toán phải có các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

+ Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán."

Lưu ý: Những người được nêu tại Điều 52 Luật kế toán 2015 không được làm phụ trách kế toán tại doanh nghiệp.

(2) Căn cứ Điều 52 Luật Kế toán 2015 quy định những người không được làm kế toán

- Người chưa thành niên; người bị Tòa án tuyên bố hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích.

- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc, tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc, phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

- Người đang là người quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trong doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các trường hợp khác do Chính phủ quy định."

Như vậy, từ các căn cứ trên, những quy định này không hạn chế việc bạn làm kiểm toán, nếu bạn đáp ứng các điều kiện trên bạn được làm phụ trách kế toán.

Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên được quy định như thế nào?

(1) Căn cứ Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên như sau:

- Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

+ Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

- Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên."

(2) Căn cứ Điều 16 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về những người không được đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức.

- Người đang bị cấm hành nghề kiểm toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở chữa bệnh, đưa vào cơ sở giáo dục.

- Người có tiền án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.

- Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán và quản lý kinh tế bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.

- Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán."

(3) Căn cứ Điều 13 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Nghiêm cấm thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các hành vi sau đây:

+ Mua, nhận biếu tặng, nắm giữ cổ phiếu hoặc phần vốn góp của đơn vị được kiểm toán không phân biệt số lượng;

+ Mua, bán trái phiếu hoặc tài sản khác của đơn vị được kiểm toán có ảnh hưởng đến tính độc lập theo quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;

+ Nhận hoặc đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ đơn vị được kiểm toán ngoài khoản phí dịch vụ và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng đã giao kết;

+ Sách nhiễu, lừa dối khách hàng, đơn vị được kiểm toán;

+ Tiết lộ thông tin về hồ sơ kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán, trừ trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc theo quy định của pháp luật;

+ Thông tin, giới thiệu sai sự thật về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của kiểm toán viên hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

+ Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác;

+ Thực hiện việc thu nợ cho đơn vị được kiểm toán;

+ Thông đồng, móc nối với đơn vị được kiểm toán để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo sai lệch kết quả kiểm toán;

+ Giả mạo, khai man hồ sơ kiểm toán;

+ Thuê, mượn chứng chỉ kiểm toán viên và Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

+ Cung cấp dịch vụ kiểm toán khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật;

- Ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, nghiêm cấm kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề thực hiện các hành vi sau đây:

+ Hành nghề kiểm toán với tư cách cá nhân;

+ Giả mạo, cho thuê, cho mượn hoặc cho sử dụng tên và chứng chỉ kiểm toán viên, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán để thực hiện hoạt động kiểm toán;

+ Làm việc cho hai doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam trở lên trong cùng một thời gian;

+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm cấm đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các hành vi sau đây:

+ Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề kiểm toán để ký hợp đồng kiểm toán;

+ Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán theo yêu cầu của kiểm toán viên hành nghề hoặc doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;

+ Cản trở công việc của thành viên tham gia cuộc kiểm toán;

+ Cung cấp sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán;

+ Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thành viên tham gia cuộc kiểm toán và doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính, hồ sơ kiểm toán và báo cáo kiểm toán;

+ Che giấu hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;

+ Đe dọa, trả thù, ép buộc thành viên tham gia cuộc kiểm toán nhằm làm sai lệch kết quả kiểm toán;

+ Hành vi khác theo quy định của pháp luật.

- Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật và cản trở hoạt động nghề nghiệp của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam; lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán, xử lý kỷ luật và xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm toán độc lập.

Như vậy, các quy định điều kiện hành nghề kiểm toán cũng không hạn chế việc bạn làm kế toán.

Ngoài ra, căn cứ Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập đang được áp dụng cũng không quy định xử phạt về vấn đề bạn đã nêu.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm.

Kế toán Tải trọn bộ các quy định về Kế toán hiện hành
Hành nghề kiểm toán Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hành nghề kiểm toán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Vợ có làm kế toán cho doanh nghiệp tư nhân của chồng được không?
Pháp luật
Có được chuyển đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán đã lập trong Báo cáo tài chính từ ngoại tệ sang Đồng Việt Nam không?
Pháp luật
Kế toán là gì? Nguyên tắc kế toán theo quy định của Luật Kế toán? Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán?
Pháp luật
Đăng ký hành nghề kiểm toán cần có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán trong hồ sơ không?
Pháp luật
Tỷ giá giao dịch thực tế ghi nhận doanh thu xuất khẩu là tỷ giá nào? Nguyên tắc áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế trong kế toán theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Luật Kế toán mới nhất 2024 là luật nào? Văn bản nào hướng dẫn Luật Kế toán mới nhất? Luật Kế toán đã bị sửa đổi bao nhiêu lần?
Pháp luật
Vợ có được phép làm kế toán của công ty trong trường hợp chồng làm giám đốc công ty cổ phần đó không?
Pháp luật
Kỳ kế toán đối với công ty mới thành lập trong trường hợp nào thì được phép cộng dồn với kỳ kế toán tiếp theo?
Pháp luật
Kế toán quản trị tại các bộ phận liên quan có thuộc thẩm quyền giám sát của kế toán trưởng hay không?
Pháp luật
Kế toán có được phép thực hiện hoạt động thu khoản thu bằng tiền mặt không? Nếu không được mà vẫn làm thì bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Kế toán của đơn vị sự nghiệp chỉ có trách nhiệm kiểm tra và thanh toán chứ không lập chứng từ có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kế toán
3,351 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kế toán Hành nghề kiểm toán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kế toán Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề kiểm toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào