Đảng viên có được phép tham gia các hoạt động kinh tế, kinh doanh hay không? Đảng viên có được mở quán net không?
Đảng viên có được phép tham gia các hoạt động kinh tế, kinh doanh hay không, có được mở quán net không?
Căn cứ Điều 1 Quy định 15/QĐ-TW 2006 quy định về đảng viên làm kinh tế tư nhân như sau:
Những quy định chung
1- Quy định này áp dụng đối với mọi đảng viên làm kinh tế tư nhân, đảng viên có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân (sau đây gọi chung là doanh nghiệp).
2- Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải trực tiếp tham gia lao động (lao động quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh; lao động kỹ thuật hoặc lao động chân tay); có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm; phải gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, Điều lệ Đảng và quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Ngoài ra, tại Mục I Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về 19 điều đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành cũng không quy định cấm đảng viên tham gia các hoạt động kinh tế, kinh doanh.
Như vậy, chồng bạn là đảng viên, chồng bạn có quyền tham gia lao động và kinh doanh ngành nghề không bị pháp luật cấm, không ảnh hưởng xấu đến uy tín của cơ quan tổ chức, không lạm dụng chức vụ quyền hạn, không trốn tránh thoái thác nhiệm vụ được giao. Khi đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, chồng bạn có thể kinh doanh quán net.
Đảng viên có được phép tham gia các hoạt động kinh tế, kinh doanh hay không? (Hình từ internet)
Đảng viên làm kinh tế tư nhân phải có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quy định 15/QĐ-TW 2006 quy định đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân ngoài việc thực hiện các quy định tại Điều 1 còn phải tuân theo các quy định sau đây:
- Đối với người lao động trong doanh nghiệp:
+ Trả lương, phân phối lợi nhuận trên cơ sở kết quả lao động và mức vốn đóng góp của người lao động theo đúng quy định của pháp luật.
+ Thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ước lao động đã ký kết; bảo đảm đầy đủ quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác; đối xử thân ái, tôn trọng người lao động.
+ Dành ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp được mua cổ phần khi doanh nghiệp tiến hành cổ phần hoá.
- Đối với Nhà nước và xã hội:
+ Tự giác chấp hành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện một cách trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật việc kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác, chế độ kế toán, thống kê và các chế độ, chính sách khác của Nhà nước; gương mẫu thực hiện chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp.
+ Trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa.
- Đối với tổ chức đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp:
+ Chủ động, tích cực thực hiện công tác phát triển đảng viên và thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên và tổ chức đảng hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng và tổ chức đảng cấp trên.
+ Phối hợp với cấp uỷ, tổ chức đảng trong doanh nghiệp xây dựng quy chế hoạt động; tham gia ý kiến với cấp uỷ trong việc đề ra chủ trương, biện pháp xây dựng chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên; xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp thực sự là hạt nhân chính trị của doanh nghiệp, lãnh đạo quần chúng chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của người lao động.
+ Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể chính trị - xã hội trong doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo đúng pháp luật và điều lệ.
Cấp ủy và tổ chức đảng các cấp có trách nhiệm gì khi có đảng viên làm kinh tế tư nhân?
Căn cứ Điều 4 Quy định 15/QĐ-TW 2006 về trách nhiệm của cấp ủy và tổ chức đảng các cấp như sau:
"Điều 4: Trách nhiệm của cấp uỷ và tổ chức đảng các cấp
1- Cấp uỷ và tổ chức đảng cơ sở nơi đảng viên làm kinh tế tư nhân có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ đảng viên làm tròn nhiệm vụ của người đảng viên và chấp hành nghiêm chỉnh quy định này.
2- Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cơ sở có trách nhiệm theo dõi, nắm tình hình, chỉ đạo việc xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân:
- Những doanh nghiệp chưa có đủ đảng viên để thành lập chi bộ thì bố trí đảng viên trong doanh nghiệp đó sinh hoạt trong một tổ chức đảng phù hợp; chú trọng công tác bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên để khi có đủ điều kiện thì thành lập tổ chức đảng. Những doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở thì đặt trực thuộc cấp uỷ cấp trên theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.
- Phân công cấp uỷ viên trực tiếp chỉ đạo hoạt động của các tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân, quan tâm bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Đảng.
- Định kỳ hằng năm hoặc khi cần, đại diện cấp uỷ, cơ quan quản lý nhà nước tổ chức gặp mặt đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn để nghe phản ánh tình hình và những đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp; kịp thời chỉ đạo giải quyết những vướng mắc của cơ sở.
- Định kỳ hằng năm, cấp uỷ báo cáo tình hình hoạt động của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp tư nhân với cấp uỷ cấp trên trực tiếp."
Như vậy, Cấp ủy và tổ chức đảng cơ sở nơi đảng viên làm kinh tế tư nhân có trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?