Đảng viên dự bị có bắt buộc phải đóng đảng phí không? Nếu không đóng đảng phí có xóa tên đảng viên không?
Đảng viên dự bị có bắt buộc phải đóng đảng phí không? Nếu không đóng đảng phí có xóa tên đảng viên không?
Căn cứ theo Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:
"Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp."
Theo đó, đảng viên dự bị thì cũng đã làm lễ kết nạp, do đó, cũng được xem là đảng viên và vẫn phải đóng đảng phí.
Nếu không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị xóa tên đảng viên căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021.
Đảng phí (Hình từ Internet)
Trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng thì đảng viên có cần đóng đảng phí không?
Căn cứ theo khoản 5.3 Mục 5 Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2021 quy định như sau:
"5. Một số vấn đề liên quan đến kết nạp đảng viên và công nhận đảng viên chính thức
[...] 5.3. Thủ tục và cách tính tuổi đảng cho đảng viên
- Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày cấp có thẩm quyền ký quyết định kết nạp đảng viên, nếu không có quyết định kết nạp hoặc không còn lưu giữ được quyết định kết nạp thì lấy ngày vào Đảng ghi trong thẻ đảng viên (trường hợp người đã ra khỏi Đảng mà trước đó đã được xác nhận tuổi đảng thì không được tính lại tuổi đảng theo quy định này).
Đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan, sai và từ khi đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên được khôi phục quyền đảng viên thì tuổi đảng được tính liên tục. Đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó.
Đảng viên được kết nạp lại phải làm bản kê khai về tuổi đảng của mình, báo cáo chi bộ; chi bộ thẩm tra, báo cáo đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở thẩm định, báo cáo cấp ủy cấp trên trực tiếp. Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp xem xét, ra quyết định tính lại tuổi đảng cho đảng viên (việc tính lại tuổi đảng đối với đảng viên bị khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khoá II, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng thực hiện theo quy định này)."
Như vậy đảng viên có trách nhiệm truy nộp đủ số đảng phí cho chi bộ trong thời gian gián đoạn sinh hoạt đảng theo mức đóng đảng phí quy định trong thời gian đó.
Mức đóng đảng phí hàng tháng của đảng viên hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Phần I Mục B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định như sau:
"B- QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.
5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.
5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.
6- Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định. [...]"
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?