Đánh bài tứ sắc tại nhà nhưng bị công an bắt, tang vật thu được 4 bộ bài tứ sắc, tổng số tiền cả 4 người chơi trong bàn là 17.000 đồng và trong túi là 600.000 đồng thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự không?
- Đánh bài tứ sắc tại nhà nhưng bị công an bắt, tang vật thu được 4 bộ bài tứ sắc, tổng số tiền cả 4 người chơi trong bàn là 17.000 đồng và trong túi là 600.000 đồng thì có bị phạt bao nhiêu tiền?
- Đánh tứ sắc tại nhà nhưng bị công an bắt, tang vật thu được 4 bộ bài tứ sắc, tổng số tiền cả 4 người chơi trong bàn là 17.000 đồng và trong túi là 600.000 đồng thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự không?
- Dùng nhà tổ chức đánh tứ sắc để thu tiền thì bị xử lý như thế nào?
Đánh bài tứ sắc tại nhà nhưng bị công an bắt, tang vật thu được 4 bộ bài tứ sắc, tổng số tiền cả 4 người chơi trong bàn là 17.000 đồng và trong túi là 600.000 đồng thì có bị phạt bao nhiêu tiền?
Tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi đánh bạc trái phép như sau:
"1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
b) Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
c) Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
b) Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
c) Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
d) Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
đ) Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
a) Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
b) Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
c) Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
d) Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
a) Làm chủ lô, đề;
b) Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
c) Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
d) Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này."
Theo đó, đánh tứ sắc với số tang vật thu được như trên sẽ bị xử phạt từ 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, còn tổ chức thì mức phạt tiền sẽ nhân đôi (Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Bên cạnh đó, tịch thu tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Đánh bài tứ sắc
Đánh tứ sắc tại nhà nhưng bị công an bắt, tang vật thu được 4 bộ bài tứ sắc, tổng số tiền cả 4 người chơi trong bàn là 17.000 đồng và trong túi là 600.000 đồng thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội đánh bạc như sau:
"1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Theo đó, đánh tứ sắc dưới 5 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp luật định sẽ bị phạt tù ít nhất là 06 tháng.
Dùng nhà tổ chức đánh tứ sắc để thu tiền thì bị xử lý như thế nào?
Tại điểm b khoản 4 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Tuy nhiên đây là mức phạt tiền đối với cá nhân, còn tổ chức thì mức phạt tiền sẽ gấp đôi (Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Ngoài ra, tịch thu tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.
Bên cạnh đó, còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?