Đánh bắt thủy sản gây cản trở giao thông đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Đánh bắt thủy sản gây cản trở giao thông đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người đánh bắt thủy sản gây cản trở giao thông đường thủy nội địa không?
- Việc quản lý hoạt động đối với tàu đánh bắt thủy sản được quy định thế nào?
Đánh bắt thủy sản gây cản trở giao thông đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản (bè cá, lồng cá, đăng, đáy cá, bãi nuôi trồng thủy sản, hải sản)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Đánh bắt thủy sản, hải sản lưu động hoặc đặt ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản gây cản trở giao thông;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di dời ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
...
Theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, người đánh bắt thủy sản gây cản trở giao thông đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Đồng thời người vi phạm còn bị buộc di dời ngư cụ, dụng cụ khai thác, nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm.
Đánh bắt thủy sản (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người đánh bắt thủy sản gây cản trở giao thông đường thủy nội địa không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 và khoản 2 Điều 46 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đường thủy nội địa
...
2. Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Sở Giao thông vận tải, Trưởng đoàn thanh tra Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Trưởng đoàn thanh tra Chi cục Đường thủy nội địa, Chi cục trưởng Chi cục Đường thủy nội địa, Trưởng đoàn thanh tra Cảng vụ Đường thủy nội địa có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 75.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo đó, người đánh bắt thủy sản gây cản trở giao thông đường thủy nội địa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 3.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải được quyền xử phạt người này.
Việc quản lý hoạt động đối với tàu đánh bắt thủy sản được quy định thế nào?
Theo Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam như sau:
Quản lý hoạt động của tàu cá trên các vùng biển Việt Nam
1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi, không được hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp có thỏa thuận về hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh.
2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
a) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi;
b) Tàu có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi;
c) Tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi.
3. Quy định về treo cờ:
a) Tàu cá Việt Nam phải treo quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Quốc kỳ) ở đỉnh cột phía lái; đối với tàu không có cột phía lái thì Quốc kỳ được treo ở đỉnh cột chính;
b) Trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam thuê tàu cá của nước ngoài phải thực hiện treo cờ của Việt Nam theo quy định tại điểm a Khoản này.
Như vậy, việc quản lý hoạt động đối với tàu đánh bắt thủy sản được thực hiện theo quy định tại Điều 43 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?