Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông là gì? Có giới hạn phạm vi đánh giá định kỳ quốc gia hay không?
Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông là gì?
Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông là gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Kết quả học tập" là mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực so với mục tiêu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
2. "Đánh giá định kỳ quốc gia" là hoạt động đánh giá ở cấp quốc gia theo chu kỳ và không thuộc phạm vi đánh giá định kỳ quy định tại các văn bản hiện hành về đánh giá, xếp loại học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
3. "Học sinh" trong văn bản này bao gồm tất cả các học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục phổ thông quy định tại khoản 2, Điều 1 của văn bản này.
Theo Điều 33 Luật giáo dục 2019 quy định như sau:
Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo đó, đánh giá định kỳ quốc gia là hoạt động đánh giá ở cấp quốc gia theo chu kỳ và không thuộc phạm vi đánh giá định kỳ quy định tại các văn bản hiện hành về đánh giá, xếp loại học sinh về kiến thức, kỹ năng, năng lực so với mục tiêu được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông.
Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông nhằm mục đích gì?
Theo Điều 3 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Mục đích đánh giá định kỳ quốc gia
1. Xem xét mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh theo chương trình hiện hành đối với các môn được khảo sát tại thời điểm khảo sát và các nhân tố tác động đến kết quả học tập của học sinh.
2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lâu dài về đánh giá kết quả học tập của học sinh để tiến hành cập nhập và phân tích xu thế thay đổi trong học tập của học sinh, từ đó xem xét hiệu quả thực hiện các thể chế và xây dựng những chính sách mới nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông.
3. Giám sát, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập và rèn luyện, từ đó góp phần điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tạo cơ sở thực tiễn cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông tiếp theo.
4. Xây dựng đội ngũ chuyên gia quốc gia chuyên nghiệp, thành thạo về đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực hiện các kỳ khảo sát quốc gia và quốc tế.
5. Cung cấp kết quả và phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông cho các địa phương để thực hiện các hoạt động đánh giá quy mô cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận/huyện, tạo cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển giáo dục của các địa phương.
Theo đó, đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong cơ sở giáo dục phổ thông nhằm mục đích sau đây:
- Xem xét mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực của học sinh theo chương trình hiện hành đối với các môn được khảo sát tại thời điểm khảo sát và các nhân tố tác động đến kết quả học tập của học sinh.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lâu dài về đánh giá kết quả học tập của học sinh để tiến hành cập nhập và phân tích xu thế thay đổi trong học tập của học sinh, từ đó xem xét hiệu quả thực hiện các thể chế và xây dựng những chính sách mới nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông.
- Giám sát, đánh giá kết quả học tập của học sinh sau một giai đoạn học tập và rèn luyện, từ đó góp phần điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và tạo cơ sở thực tiễn cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông tiếp theo.
- Xây dựng đội ngũ chuyên gia quốc gia chuyên nghiệp, thành thạo về đánh giá kết quả học tập của học sinh để thực hiện các kỳ khảo sát quốc gia và quốc tế.
- Cung cấp kết quả và phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông cho các địa phương để thực hiện các hoạt động đánh giá quy mô cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương và cấp quận/huyện, tạo cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển giáo dục của các địa phương.
Có giới hạn phạm vi đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh hay không?
Theo Điều 4 Thông tư 51/2011/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy mô, chu kỳ và thời điểm đánh giá
1. Việc đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện trên quy mô toàn quốc.
2. Chu kỳ đánh giá định kỳ quốc gia được thực hiện từ 3 đến 5 năm một lần.
3. Thời điểm đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được nêu cụ thể trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học thuộc chu kỳ đánh giá.
Theo đó, việc đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông được thực hiện trên quy mô toàn quốc.
Chu kỳ đánh giá định kỳ quốc gia được thực hiện từ 3 đến 5 năm một lần.
Thời điểm đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được nêu cụ thể trong Hướng dẫn nhiệm vụ năm học thuộc chu kỳ đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?