Đánh giá hiện trạng vùng bờ là gì? Quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm đánh giá hiện trạng vùng bờ không?

Quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm đánh giá hiện trạng vùng bờ không? Đánh giá hiện trạng vùng bờ khu vực lập chương trình như thế nào? Thắc mắc đến từ bạn G.K ở Long Thành.

Đánh giá hiện trạng vùng bờ là gì?

Đánh giá hiện trạng vùng bờ được giải thích theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT như sau:

Đánh giá hiện trạng vùng bờ là đánh giá hiện trạng tài nguyên, môi trường vùng bờ và quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ (bao gồm các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ; bảo vệ môi trường vùng bờ và thể chế, chính sách, pháp luật liên quan) tại một thời điểm nhất định, thông qua các chỉ thị đánh giá được lựa chọn.

Đánh giá hiện trạng vùng bờ

Đánh giá hiện trạng vùng bờ (Hình từ Internet)

Quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm đánh giá hiện trạng vùng bờ không?

Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Quy trình lập chương trình
1. Thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu phục vụ việc lập chương trình.
2. Đánh giá hiện trạng vùng bờ ở khu vực lập chương trình.
3. Xây dựng đề cương chương trình.
4. Lấy ý kiến về đề cương chương trình.
5. Xây dựng dự thảo chương trình.
6. Lấy ý kiến về dự thảo chương trình.
7. Trình thẩm định, phê duyệt chương trình.

Theo đó, quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm đánh giá hiện trạng vùng bờ.

Đánh giá hiện trạng vùng bờ khu vực lập chương trình như thế nào?

Đánh giá hiện trạng vùng bờ khu vực lập chương trình tại Điều 6 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Hiện trạng vùng bờ phải được đánh giá trên cơ sở thông tin, dữ liệu thu thập, tổng hợp theo quy định tại Điều 5 Thông tư 49/2017/TT-BTNMT. Các nội dung đánh giá bao gồm:

1) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

- Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc trưng về địa chất, địa hình; địa mạo; chế độ gió, sóng, dòng chảy, thủy triều;

- Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc trưng về hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan;

- Phân tích, đánh giá và xác định tính đặc trưng về đa dạng sinh học và sự phân hóa các hệ sinh thái vùng bờ, bao gồm rừng ngập mặn, rong biển, cỏ biển, rạn san hô, cồn cát ven biển, bãi triều, hệ sinh thái cửa sông và bãi bồi;

- Phân tích, đánh giá đặc điểm và sự biến động của các dạng tài nguyên, bao gồm đất, nước, sinh vật, khoáng sản, năng lượng tái tạo (gió, sóng, thủy triều, mặt trời), tài nguyên vị thế và các dạng tài nguyên khác;

- Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương và tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên vùng bờ.

2) Điều kiện kinh tế - xã hội

- Phân tích, đánh giá về hiện trạng và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng;

- Phân tích, đánh giá đặc điểm văn hóa - xã hội (dân cư, tập quán văn hóa...);

- Phân tích, đánh giá thực trạng các di sản, di tích lịch sử - văn hóa;

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương;

- Phân tích, đánh giá sức ép và tác động của dân số đến tài nguyên, không gian và kinh tế - xã hội vùng bờ; thực trạng về quyền tiếp cận của người dân với biển;

- Phân tích, đánh giá tình hình phát triển của các ngành kinh tế, cơ cấu ngành nghề, thực trạng sinh kế của cộng đồng phụ thuộc vào biển;

- Phân tích, đánh giá rủi ro thiên tai bao gồm đánh giá hiểm họa, tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng của cộng đồng.

3) Hiện trạng thể chế, chính sách quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ

- Phân tích, đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật, cơ chế điều phối, phối hợp liên quan đến quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ;

- Phân tích, đánh giá tổ chức bộ máy, nguồn lực để quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ ở trung ương và địa phương;

- Phân tích, đánh giá tình hình triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình về khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ của các bộ, ngành và địa phương;

- Phân tích, đánh giá tình hình triển khai công tác thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển;

- Phân tích, đánh giá sự tham gia của các bên liên quan gồm các cá nhân, tổ chức, cơ quan, đoàn thể tại địa phương trong quá trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ;

- Phân tích, đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên, môi trường ở vùng bờ;

- Phân tích, đánh giá tình hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ.

4) Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên, môi trường vùng bờ

- Phân tích, đánh giá hiện trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ; mức độ suy giảm tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái ở vùng bờ do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian vùng bờ của các tổ chức, cá nhân;

- Phân tích, đánh giá mâu thuẫn, xung đột trong khai thác, sử dụng tài nguyên của các ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến đổi của các thành phần môi trường không khí, đất, nước, trầm tích; sự cố môi trường; phân tích, đánh giá, xác định các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo xu thế biến động đa dạng sinh học; xác định các vùng, các hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị tổn thương, mức độ suy giảm đa dạng sinh học;

- Phân tích, đánh giá hiện trạng và dự báo hiện tượng sạt lở, bồi tụ; diễn biến, phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Tài nguyên vùng bờ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Trình thẩm định, phê duyệt chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ quy định như thế nào?
Pháp luật
Có được lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ cho vùng rủi ro ô nhiễm cao không?
Pháp luật
Đánh giá hiện trạng vùng bờ là gì? Quy trình lập chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm đánh giá hiện trạng vùng bờ không?
Pháp luật
Đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là gì? Có bao nhiêu nhóm chỉ thị đánh giá?
Pháp luật
Mục tiêu của chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là gì? Thời hạn của chương trình được xác định như thế nào?
Pháp luật
Nguồn lực để thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là gì? Quy trình lập chương trình được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ là gì? Chương trình được lập theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Vùng bờ là gì? Phạm vi vùng bờ được xác định trên cơ sở căn cứ vào điều kiện nào theo quy định?
Pháp luật
Việc lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Phân vùng chức năng vùng bờ bằng những phương pháp nào? Phân vùng chức năng vùng bờ phải đáp ứng những tiêu chí nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài nguyên vùng bờ
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
538 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài nguyên vùng bờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài nguyên vùng bờ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào