10:49 | 07/02/2023

Đánh giá khả năng xảy ra sự cố khi kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?

Cho tôi hỏi, đánh giá khả năng xảy ra sự cố khi kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào? Khi kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực, đánh giá hậu quả sự cố như thế nào? Câu hỏi của anh Thanh Tùng đến từ Bình Dương.

Đánh giá khả năng xảy ra sự cố khi kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?

Căn cứ theo tiết 7.2 tiểu mục 7 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
7. Kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI)
7.1. Các dạng đánh giá RBI
Các dạng đánh giá RBI theo quy định tại Mục 5.3 API 580.
7 2. Đánh giá khả năng xảy ra sự cố
Việc đánh giá khả năng xảy ra dựa trên tất cả các hình thức sự cố được dự kiến ảnh hưởng đến bình chịu áp lực. Ví dụ về các cơ chế hư hỏng này bao gồm: Hao hụt kim loại bên trong hoặc bên ngoài do ăn mòn cục bộ hoặc ăn mòn đều, tất cả các dạng nứt, luyện kim, ăn mòn hoặc hư hỏng cơ học nào khác (ví dụ như mòi, giòn hóa, rào, v.v...). Ngoài ra, cần đánh giá hiệu quả việc kiểm tra thực tế, công cụ và các kỹ thuật được sử dụng để tìm các cơ chế hư hỏng. Các yếu tố khác cần được xem xét trong đánh giá khả năng xảy ra bao gồm:
a) Sự phù hợp của vật liệu chế tạo.
b) Điều kiện thiết kế bình chịu áp lực, liên quan đến điều kiện hoạt động.
c) Sự phù hợp của các tiêu chuẩn thiết kế được sử dụng.
d) Hiệu quả của các chương trình giám sát ăn mòn.
đ) Chất lượng của các chương trình kiểm soát và quản lý chất lượng công việc kiểm tra và bảo dưỡng.
e) Duy trì áp suất và yêu cầu kết cấu.
g) Tình trạng vận hành, bao gồm cả quá khứ và dự đoán trong tương lai.
Dữ liệu sự cố thiết bị là thông tin quan trọng cho đánh giá này.
Nội dung thực hiện đánh giá khả năng xảy ra sự cố theo quy định tại Mục 9 API 580

Theo tiết 3.3 tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT thì Kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) là việc thực hiện kiểm tra dựa trên quá trình quản lý và đánh giá rủi ro xem xét cả khả năng xảy ra và hậu quả của sự cố hư hỏng thiết bị và tập trung vào kế hoạch kiểm tra việc mất khả năng tồn chứa của bình chịu áp lực trong hệ thống công nghệ do hư hỏng vật liệu. Những rủi ro này được quản lý chủ yếu thông qua các hoạt động kiểm tra thiết bị.

Theo đó, việc đánh giá khả năng xảy ra dựa trên tất cả các hình thức sự cố được dự kiến ảnh hưởng đến bình chịu áp lực.

Ví dụ về các cơ chế hư hỏng này bao gồm: Hao hụt kim loại bên trong hoặc bên ngoài do ăn mòn cục bộ hoặc ăn mòn đều, tất cả các dạng nứt, luyện kim, ăn mòn hoặc hư hỏng cơ học nào khác (ví dụ như mòi, giòn hóa, rào, v.v...).

Ngoài ra, cần đánh giá hiệu quả việc kiểm tra thực tế, công cụ và các kỹ thuật được sử dụng để tìm các cơ chế hư hỏng. Các yếu tố khác cần được xem xét trong đánh giá khả năng xảy ra được quy định cụ thể trên

bình chịu áp lực 2

Bình chịu áp lực (Hình từ Internet)

Khi kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu, đánh giá hậu quả sự cố như thế nào?

Căn cứ theo tiết 7.3 tiểu mục 7 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
7. Kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI)
...
7.3. Đánh giá hậu quả sự cố
Hậu quả sự cố phụ thuộc vào loại và lượng lưu chất công nghệ trong bình chịu áp lực Đánh giá hậu quả xem xét các sự cố có thể xảy ra do giải phóng lưu chất, kích thước và dạng phát thải (bao gồm nổ, cháy hoặc phơi nhiễm độc hại). Việc đánh giá cũng xác định sự cố có thể xảy ra do giải phóng lưu chất, bao gồm: Ảnh hưởng sức khỏe, môi trường, hư hỏng bình chịu áp lực và thời gian ngừng hoạt động của bình chịu áp lực.
Nội dung thực hiện đánh giá hậu quả sự cố theo quy định tại Mục 10 API 580.

Theo quy định trên, hậu quả sự cố phụ thuộc vào loại và lượng lưu chất công nghệ trong bình chịu áp lực. Đánh giá hậu quả xem xét các sự cố có thể xảy ra do giải phóng lưu chất, kích thước và dạng phát thải (bao gồm nổ, cháy hoặc phơi nhiễm độc hại).

Việc đánh giá cũng xác định sự cố có thể xảy ra do giải phóng lưu chất, bao gồm: Ảnh hưởng sức khỏe, môi trường, hư hỏng bình chịu áp lực và thời gian ngừng hoạt động của bình chịu áp lực.

Nội dung thực hiện đánh giá hậu quả sự cố theo quy định tại Mục 10 API 580.

Tần suất của đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?

Căn cứ theo tiết 7.5 tiểu mục 7 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13:2021/BCT quy định về kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) như sau:

QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
...
7. Kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI)
...
7.4. Hồ sơ
Tất cả các đánh giá RBI phải được lưu hồ sơ theo Mục 16 API 580, xác định rõ tất cả các yếu tố góp phần vào cả khả năng xảy ra và hậu quả của sự cố bình chịu áp lực. Sau khi tiến hành đánh giá RBI, kết quả được sử dụng để thiết lập kế hoạch kiểm tra bình chịu áp lực và xác định rõ hơn những nội dung sau:
a) Các phương pháp, công cụ, kỹ thuật kiểm tra và NDT thích hợp nhất.
b) Phạm vi của NDT.
c) Khoảng thời gian kiểm tra bên trong, bên ngoài và kiểm tra trong trạng thái hoạt động.
d) Yêu cầu thử áp sau khi xảy ra hư hỏng hoặc sau khi việc sửa chữa, thay thế đã hoàn tất.
đ) Các bước phòng ngừa và giảm thiểu để giảm khả năng xảy ra và hậu quả của sự cố bình chịu áp lực.
7.5. Tần suất của đánh giá RBI
Khi các đánh giá của RBI được sử dụng để thiết lập các khoảng thời gian kiểm tra bình chịu áp lực, việc đánh giá sẽ được cập nhật sau mỗi lần kiểm tra bình chịu áp lực như được xác định trong Mục 14 API 580. Đánh giá RBI cũng sẽ được cập nhật mỗi lần thay đổi công nghệ hoặc thiết bị được thực hiện có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hư hỏng hoặc cơ chế hư hỏng và bất cứ lúc nào sự cố không lường trước xảy ra do một cơ chế hư hỏng.

Như vậy, khi các đánh giá của kiểm tra trên cơ sở rủi ro (RBI) được sử dụng để thiết lập các khoảng thời gian kiểm tra bình chịu áp lực, việc đánh giá sẽ được cập nhật sau mỗi lần kiểm tra bình chịu áp lực như được xác định trong Mục 14 API 580.

Đánh giá RBI cũng sẽ được cập nhật mỗi lần thay đổi công nghệ hoặc thiết bị được thực hiện có ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hư hỏng hoặc cơ chế hư hỏng và bất cứ lúc nào sự cố không lường trước xảy ra do một cơ chế hư hỏng.

Bình chịu áp lực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kiểm tra các vị trí giám sát trạng thái đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?
Pháp luật
Đánh giá khả năng xảy ra sự cố khi kiểm tra trên cơ sở rủi ro của bình chịu áp lực sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu như thế nào?
Pháp luật
Để kiểm tra và giám sát đối với bình chịu áp lực được sử dụng trong các nhà máy lọc hóa dầu có những loại nào?
Pháp luật
Cơ sở sử dụng bình chịu áp lực thực hiện đánh giá kiểm tra trên cơ sở rủi ro cần đáp ứng yêu cầu gì?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm tra các bình chịu áp lực trong nhà máy lọc hóa dầu được lên tiến độ trên cơ sở xem xét những yếu tố gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bình chịu áp lực
1,233 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bình chịu áp lực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bình chịu áp lực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào