Đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
- Đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
- Hình thức lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ?
- Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ là gì?
Đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như thế nào?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ theo Điều 10 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT như sau:
- Căn cứ kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư, Cơ quan quản lý đường bộ báo cáo Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo một trong hai trường hợp sau:
+ Trường hợp có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, Cơ quan quản lý đường bộ ra quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo quy định tại Điều 4 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT và giao Cơ quan quản lý đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT;
+ Trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, căn cứ tiến độ thực hiện dự án, mục tiêu thu hút đầu tư cũng như các điều kiện cụ thể khác của dự án, Cơ quan quản lý đường bộ xem xét gia hạn thời gian đăng ký thực hiện dự án.
Việc gia hạn và thời gian gia hạn cân nhắc để đủ thời gian cần thiết cho các nhà đầu tư tiềm năng khác có cơ hội tiếp cận thông tin và nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án nhằm tăng tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng và hiệu quả. Nhà đầu tư đã đáp ứng yêu cầu không phải nộp lại hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.
Sau khi gia hạn, trường hợp có thêm nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT.
Trường hợp không có thêm nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm thì thực hiện theo quy định tại Điều 11 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT.
- Cơ quan quản lý đường bộ đăng tải danh sách nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc thông báo kết thúc thủ tục công bố danh mục dự án trong trường hợp không có nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm.
Đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ
(Hình từ Internet)
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ?
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ theo Điều 4 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT gồm:
- Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế khi đáp ứng quy định tại Điều 15 Luật Đấu thầu 2013, tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024 và được thay thế bởi Điều 11 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024).
- Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp:
+ Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT;
+ Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng hoặc ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ là gì?
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ căn cứ theo Điều 20 Thông tư 1/2023/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Đấu thầu.
Theo quy định trên, điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ là hồ sơ mời thầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật Đấu thầu năm 2013, tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực và Luật Đấu thầu 2023 hiện hành không có quy định thay thế tương ứng.
Trước đây, dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ như sau:
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
...
2. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của dự án chỉ được phát hành để lựa chọn nhà đầu tư khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Dự án thuộc danh mục dự án do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công bố theo quy định của pháp luật hoặc dự án do nhà đầu tư đề xuất;
b) Kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt;
c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt;
d) Thông báo mời thầu hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?
- Hướng dẫn điền mẫu bản kê khai tài sản thu nhập bổ sung dành cho cán bộ, công chức? Tải mẫu bản kê khai bổ sung?
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?