Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân là gì? Ai có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân?
- Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân là gì?
- Ai có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân gồm có những gì?
- Chế độ chính sách mà người được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân được hưởng là gì?
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân là gì?
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và trong thời gian đó đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có sáng kiến được Bộ trưởng Bộ Công an công nhận;
b) Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trở lên đã nghiệm thu được áp dụng hiệu quả hoặc chủ trì xây dựng đề án, dự án cấp Bộ trở lên, văn bản thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an hoàn thành vượt tiến độ, được áp dụng hiệu quả;
c) Có Huân chương hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc có 03 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên, trong đó phải có 02 Bằng khen của Bộ Công an (không tính khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được);
d) Có 03 giải thưởng cấp bộ hoặc 03 huy chương vàng tại các hội thi, hội thao, hội diễn toàn lực lượng Công an nhân dân trở lên.
2. Cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” phải có ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp quyết định đạt từ 90% trở lên.
3. Số lượng “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” được xét tặng tối đa không quá 0,5% quân số của đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh (đối với đơn vị có quân số ít hơn 200 thì số lượng không quá 01).
Như vậy, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân là giải thưởng được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và trong thời gian đó đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có sáng kiến được Bộ trưởng Bộ Công an công nhận;
- Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trở lên đã nghiệm thu được áp dụng hiệu quả hoặc chủ trì xây dựng đề án, dự án cấp Bộ trở lên, văn bản thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an hoàn thành vượt tiến độ, được áp dụng hiệu quả;
- Có Huân chương hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ hoặc có 03 Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên, trong đó phải có 02 Bằng khen của Bộ Công an (không tính khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được);
- Có 03 giải thưởng cấp bộ hoặc 03 huy chương vàng tại các hội thi, hội thao, hội diễn toàn lực lượng Công an nhân dân trở lên.
Bên cạnh đó, cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” phải có ý kiến đồng ý của thành viên Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp quyết định đạt từ 90% trở lên.
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân
(Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân?
Căn cứ vào Điều 29 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng
1. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp Nhà nước, danh hiệu vinh dự Nhà nước thực hiện theo quy định tại các điều 77 và 78 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, các khoản 45 và 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
2. Thẩm quyền quyết định tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trong Công an nhân dân được thực hiện như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tặng danh hiệu “Cờ thi đua của Bộ Công an”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an”, Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”;
b) Thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định tặng danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến” , “Lao động tiên tiến”, Giấy khen cho các tập thể, cá nhân trong đơn vị và Giấy khen cho các tập thể, cá nhân khác có thành tích trong lĩnh vực công tác phụ trách;
c) Thứ trưởng Bộ Công an phụ trách Cục Công tác đảng và công tác chính trị quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ tiên tiến” cho lãnh đạo đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh.
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân là Bộ trưởng Bộ Công an.
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân gồm có những gì?
Căn cứ vào Điều 33 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” gồm:
- Tờ trình kèm theo danh sách cá nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” của đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh.
- Biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua, khen thưởng của đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh.
- Trích ngang thành tích của các cá nhân có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh.
- Báo cáo thành tích của cá nhân được đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” có xác nhận của thủ trưởng đơn vị cấp Cục, Công an cấp tỉnh.
- Bản sao quyết định tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” trong 3 năm đề nghị hoặc kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ hoặc các hình thức khen thưởng đã được tặng trong giai đoạn khen thưởng (Bằng khen, Huân chương, Huy chương Vàng, Giải thưởng và các hình thức khen thưởng tương đương khác).
Chế độ chính sách mà người được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân được hưởng là gì?
Căn cứ vào Điều 45 Thông tư 12/2019/TT-BCA quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành như sau:
Các chế độ, chính sách khác
Cá nhân được tặng thưởng Huân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước; danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân”, ngoài việc được khen thưởng theo quy định còn được hưởng các quyền lợi khác như sau:
1. Các trường hợp được thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Công an gồm:
a) Được phong tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” thì được đề nghị xét thăng 1 cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương vượt bậc;
b) Được tặng thưởng “Huân chương Quân công” thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 02 năm;
c) Được tặng thưởng “Huân chương Dũng cảm”, “Huân chương Chiến công”, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc”, “Huân chương Lao động” hoặc được phong tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, “Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân” thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 01 năm.
2. Trường hợp trong niên hạn được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì chỉ thực hiện một mức ưu tiên quy định cao nhất. Nếu năm được khen thưởng cũng là năm đến niên hạn thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được xem xét vào niên hạn tiếp theo. Những trường hợp đã hết trần thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được ưu tiên đi nghỉ dưỡng.
3. Ngoài các quyền lợi trên, cá nhân được khen thưởng còn được ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước hoặc nước ngoài phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang công tác.
Như vậy, người được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng Công an nhân dân thì được đề nghị xét thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương trước niên hạn 01 năm.
Ngoài ra, cá nhân được khen thưởng còn được ưu tiên cử đi nghiên cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ ở trong nước hoặc nước ngoài phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đang công tác.
- Trường hợp trong niên hạn được tặng nhiều danh hiệu, hình thức khen thưởng thì chỉ thực hiện một mức ưu tiên quy định cao nhất.
+ Nếu năm được khen thưởng cũng là năm đến niên hạn thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được xem xét vào niên hạn tiếp theo.
+ Những trường hợp đã hết trần thăng cấp bậc hàm hoặc nâng bậc lương thì được ưu tiên đi nghỉ dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?
- Tổng hợp hệ thống các cấp bậc hàm công an nhân dân và chức danh theo quy định pháp luật mới nhất?
- Thông tư 104/2024 thay thế, bãi bỏ quy định, mẫu biểu liên quan đến kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính tại các Thông tư liên tịch?
- Mẫu KPI kế toán trưởng? Mẫu đánh giá kế toán trưởng? Tải về Mẫu KPI kế toán trưởng file excel mới nhất?