Danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc ngành Lao động, Thương binh và Xã hội được xét tặng cho những cá nhân đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Có các danh hiệu thi đua ngành Lao động, Thương binh và Xã hội nào đối với cá nhân?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về các danh hiệu thi đua ngành Lao động, Thương binh và Xã hội như sau:
Các danh hiệu thi đua
1. Các danh hiệu đối với cá nhân gồm: “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội” (sau đây gọi tắt là Chiến sĩ thi đua cấp Bộ), “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”.
...
Theo đó, các danh hiệu thi đua ngành Lao động, Thương binh và Xã hội đối với cá nhân gồm:
- Lao động tiên tiến;
- Chiến sĩ thi đua cơ sở;
- Chiến sĩ thi đua cấp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Danh hiệu thi đua ngành Lao động, Thương binh và Xã hội (Hình từ Internet)
Cá nhân phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì để được xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Theo Điều 12 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
1. Có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”.
2. Có sáng kiến là các giải pháp: Kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp hoặc ứng dụng tiến bộ cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận; hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu. Sáng kiến hoặc đề tài đó đã được áp dụng trong thực tiễn, đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
3. Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” lần thứ hai.
Theo đó, danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được xét tặng cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các đơn vị trực thuộc các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:
- Có hai lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ”.
- Có sáng kiến là các giải pháp:
+ Kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp hoặc ứng dụng tiến bộ cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được Hội đồng sáng kiến cấp Bộ công nhận; hoặc
+ Có đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu. Sáng kiến hoặc đề tài đó đã được áp dụng trong thực tiễn, đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.
Thời điểm xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” là năm liền kề với năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” lần thứ hai.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định việc tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc?
Theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 08/2019/TT-BLĐTBXH quy định về thẩm quyền quyết định công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc như sau:
Thẩm quyền quyết định
1. Thẩm quyền công nhận danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 77 và Điều 78 của Luật Thi đua, khen thưởng.
2. Bộ trưởng quyết định tặng thưởng:
a) Tặng “Cờ thi đua của Bộ” cho các sở và đơn vị;
b) Công nhận các danh hiệu: “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ” cho các cá nhân thuộc các đơn vị thuộc Bộ; “Tập thể lao động xuất sắc” cho các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị thuộc đơn vị thuộc Bộ;
c) Công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ; công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho các tập thể, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho các cá nhân thuộc các đơn vị thuộc Bộ không có con dấu, tài khoản riêng.
d) Tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân trong và ngoài Ngành.
đ) Tặng Bằng khen cho các tập thể và cá nhân trong và ngoài Ngành.
3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có con dấu, tài khoản riêng quyết định tặng Giấy khen, công nhận danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” cho các tập thể, danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ thi đua cơ sở” cho các cá nhân thuộc quyền quản lý. Đối với đơn vị không có con dấu, tài khoản riêng thì do thủ trưởng cấp trên trực tiếp của đơn vị xét tặng.
Theo đó, thẩm quyền công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc được quy định tại Điều 78 Luật Thi đua, khen thưởng 2003 như sau:
Chính phủ quyết định tặng Cờ thi đua của Chính phủ.
Chính phủ quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ".
Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua toàn quốc", "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ".
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua toàn quốc cho những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hợp đồng từ 01 năm trở lên tại các đơn vị thuộc Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các đơn vị trực thuộc các đơn vị thuộc Bộ đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?
- Hướng dẫn tra cứu mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025? Mã chương, tiểu mục nộp thuế môn bài năm 2025 thế nào?
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?