Danh lam thắng cảnh (di tích) được xem là di sản văn hóa phi vật thể hay di sản văn hóa vật thể theo quy định?

Cho tôi hỏi, danh lam thắng cảnh (di tích) được xem là di sản văn hóa phi vật thể hay di sản văn hóa vật thể theo quy định? Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm làm sai lệch danh lam thắng cảnh (di tích)? Câu hỏi của anh K (Thanh Hóa).

Danh lam thắng cảnh (di tích) được xem là di sản văn hóa phi vật thể hay di sản văn hóa vật thể theo quy định?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể như sau:

Di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể
1. Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
a) Tiếng nói, chữ viết;
b) Ngữ văn dân gian;
c) Nghệ thuật trình diễn dân gian;
d) Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
đ) Lễ hội truyền thống;
e) Nghề thủ công truyền thống;
d) Tri thức dân gian.
2. Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
a) Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh (sau đây gọi là di tích);
b) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Như vậy, theo quy định nêu trên, danh lam thắng cảnh (hay còn gọi là di tích) được xem là di sản văn hóa vật thể.

Danh lam thắng cảnh (di tích) được xem là di sản văn hóa phi vật thể hay di sản văn hóa vật thể theo quy định?

Danh lam thắng cảnh (di tích) được xem là di sản văn hóa phi vật thể hay di sản văn hóa vật thể theo quy định? (Hình từ Internet).

Những hành vi nào được xem là hành vi vi phạm làm sai lệch danh lam thắng cảnh (di tích)?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP có quy định về những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa như sau:

Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.

Như vậy, theo quy định nêu trên, hành vi được xem là hành vi vi phạm làm sai lệch danh lam thắng cảnh (di tích) bao gồm:

- Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;

- Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

Hồ sơ khoa học để xếp hạng danh lam thắng cảnh bao gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Nghị định 98/2010/NĐ-CP có quy định lập hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích như sau:

Theo quy định này, hồ sơ khoa học để xếp hạng danh lam thắng cảnh bao gồm:

- Đơn đề nghị xếp hạng của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý danh lam thắng cảnh;

- Lý lịch danh lam thắng cảnh;

- Bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đến danh lam thắng cảnh;

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể danh lam thắng cảnh tỷ lệ 1/500, các mặt bằng, các mặt đứng, các mặt cắt ngang, cắt dọc, kết cấu và chi tiết kiến trúc có chạm khắc tiêu biểu của danh lam thắng cảnh tỷ lệ 1/50;

- Tập ảnh màu khảo tả danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc danh lam thắng cảnh từ cỡ 9cm x 12cm trở lên;

- Bản thống kê di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc danh lam thắng cảnh;

- Bản dập, dịch văn bia, câu đối, đại tự và các tài liệu Hán Nôm hoặc tài liệu bằng các loại ngôn ngữ khác có ở danh lam thắng cảnh;

- Biên bản và bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ danh lam thắng cảnh có dấu xác nhận của Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài nguyên môi trường và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

- Tờ trình về việc xếp hạng danh lam thắng cảnh.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn chi tiết nội dung Hồ sơ khoa học để xếp hạng danh lam thắng cảnh.

Danh lam thắng cảnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hoạt động lấn biển mà có phần diện tích khu vực danh lam thắng cảnh thì có được thực hiện hay không?
Pháp luật
Mức thu phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024 mới nhất ra sao?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh (di tích) được xem là di sản văn hóa phi vật thể hay di sản văn hóa vật thể theo quy định?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh được xác định là di sản thiên nhiên trong trường hợp nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Phá hoại di tích danh thắng cấp quốc gia đặc biệt trong quá trình thực hiện công trình xây dựng thì chủ đầu tư bị phạt mấy năm tù?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh Việt Nam là gì? Xếp hạng danh lam thắng cảnh Việt Nam được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng danh lam thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng có giá trị 500.000.000 đồng thì truy cứu trách nhiệm như thế nào?
Pháp luật
Người có hành vi hủy hoại danh lam thắng cảnh cấp quốc gia có thể bị xử phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Danh lam thắng cảnh cần đáp ứng những tiêu chí gì? Danh lam thắng cảnh thuộc trong di tích phân thành mấy loại và được xếp hạng như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh lam thắng cảnh
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
674 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh lam thắng cảnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Danh lam thắng cảnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào