Danh mục 06 khu vực thể chế áp dụng trong thống kê của Việt Nam? Phân loại khu vực thể chế dựa trên những tiêu thức nào?
Danh mục 06 khu vực thể chế áp dụng trong thống kê của Việt Nam?
Khu vực thể chế áp dụng trong thống kê (khu vực thể chế) là tập hợp các đơn vị thể chế có cùng chức năng, mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng đặc điểm cấu trúc, vai trò kinh tế và phương thức hoạt động (theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT).
Và theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT và Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT thì Việt Nam có 06 khu vực thể chế gồm:
(1) Khu vực thể chế phi tài chính
- Khu vực phi tài chính nhà nước
- Khu vực phi tài chính ngoài nhà nước
- Khu vực phi tài chính có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(2) Khu vực thể chế tài chính
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Tổ chức nhận tiền gửi
+ Ngân hàng thương mại
+ Tổ chức nhận tiền gửi khác
- Doanh nghiệp bảo hiểm và quỹ hưu trí tự nguyện
+ Doanh nghiệp bảo hiểm
+ Quỹ hưu trí tự nguyện
- Tổ chức tài chính khác
+ Tổ chức hỗ trợ tài chính
+ Tổ chức tài chính khác chưa được phân vào đâu
(3) Khu vực thể chế Nhà nước
- Nhà nước trung ương
- Nhà nước địa phương
- Quỹ an sinh xã hội
(4) Khu vực thể chế hộ gia đình
(5) Khu vực thể chế không vì lợi phục vụ hộ gia đình
(6) Khu vực thể chế không thường trú.
Danh mục 06 khu vực thể chế (Hình từ Internet)
Phân loại khu vực thể chế dựa trên những tiêu thức nào?
Phân loại khu vực thể chế dựa trên những tiêu thức được quy định tại Mục 3 Phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI
...
3. Tiêu thức phân loại khu vực thể chế
Tùy thuộc vào đặc tính của từng đơn vị thể chế và có thể căn cứ vào một hoặc nhiều tiêu thức để phân loại đơn vị thể chế vào khu vực thể chế phù hợp. Các tiêu thức được xếp theo thứ tự ưu tiên dưới đây:
(1) Tình trạng thường trú của đơn vị thể chế (thường trú hay không thường trú)
(2) Loại đơn vị thể chế (hộ gia đình hay không phải hộ gia đình)
(3) Tính chất kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị (mang tính thị trường hay phi thị trường).
(4) Lĩnh vực hoạt động (tài chính hay phi tài chính).
(5) Chủ thể kiểm soát hoạt động của đơn vị.
(6) Chức năng hoạt động của đơn vị.
(7) Nguồn tài chính hoạt động của đơn vị.
Như vậy, tùy thuộc vào đặc tính của từng đơn vị thể chế và có thể căn cứ vào một hoặc nhiều tiêu thức để phân loại đơn vị thể chế vào khu vực thể chế phù hợp. Các tiêu thức được xếp theo thứ tự ưu tiên như trên.
Một đơn vị thể chế có thể được xếp vào tối đa bao nhiêu khu vực thể chế?
Một đơn vị thể chế có thể được xếp vào tối đa bao nhiêu khu vực thể chế, thì theo Mục 2 Phần I Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU THỨC PHÂN LOẠI
...
2. Nguyên tắc cơ bản để phân loại đơn vị thể chế vào khu vực thể chế
Việc phân loại đơn vị thể chế vào khu vực thể chế phù hợp được căn cứ vào các nguyên tắc theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế;
- Những đơn vị thể chế có cùng chức năng, lĩnh vực hoạt động thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế;
- Những đơn vị thể chế có nhiều chức năng hoạt động khác nhau thì căn cứ vào chức năng hoạt động chính để xếp vào khu vực thể chế tương ứng;
- Những đơn vị thể chế có cùng tính chất về nguồn tài chính sử dụng cho hoạt động kinh tế thì được xếp vào cùng một khu vực thể chế.
Theo đó, một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế.
Các khu vực thể chế của Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc nào?
Các khu vực thể chế của Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2020/TT-BKHĐT như sau:
Nguyên tắc xây dựng các khu vực thể chế của Việt Nam
- Đảm bảo việc phân chia khu vực thể chế bao quát toàn bộ, đầy đủ các đơn vị thể chế của Việt Nam;
- Đảm bảo tính khả thi trong quá trình thu thập, tính toán các chỉ tiêu thống kê;
- Tránh trùng lắp: một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế;
- Phù hợp với thực tiễn công tác thống kê và đảm bảo so sánh quốc tế;
- Linh hoạt và thống nhất khi sắp xếp các đơn vị thể chế.
Như vậy, các khu vực thể chế của Việt Nam được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo việc phân chia khu vực thể chế bao quát toàn bộ, đầy đủ các đơn vị thể chế của Việt Nam;
- Đảm bảo tính khả thi trong quá trình thu thập, tính toán các chỉ tiêu thống kê;
- Tránh trùng lắp: một đơn vị thể chế chỉ được xếp vào một khu vực thể chế;
- Phù hợp với thực tiễn công tác thống kê và đảm bảo so sánh quốc tế;
- Linh hoạt và thống nhất khi sắp xếp các đơn vị thể chế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?