Danh mục 7 loại hàng hóa được chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu? Trường hợp nào được áp dụng?

Danh mục 7 loại hàng hóa được chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu? Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quy định Danh mục hàng hóa và điều kiện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu?

Danh mục 7 loại hàng hóa được chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa nhất định.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức chỉ định thương nhân quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
2. Việc chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

Dẫn chiếu đến Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 69/2018/NĐ-CP thì danh mục 7 loại hàng hóa chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

STT

Hàng hóa nhập khẩu

Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý

1

Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

2

Giấy in tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3

Mực in tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

4

Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

5

Máy in tiền

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

6

Máy đúc, dập tiền kim loại

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

7

Thuốc lá điếu, xì gà

Bộ Công Thương

Danh mục 7 loại hàng hóa được chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu? Trường hợp nào được áp dụng?

Danh mục 7 loại hàng hóa được chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu? (Hình từ Internet)

Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp nào?

Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 27 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:

Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Hàng hóa độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại;
c) Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương quy định tại Chương V của Luật này.
2. Việc áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của thương nhân được chỉ định thực hiện hoạt động ngoại thương.

Theo đó, biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng khi hàng hóa thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

- Hàng hóa độc quyền nhà nước trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật về thương mại;

- Hàng hóa thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong quản lý ngoại thương.

Lưu ý: Việc áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch; bảo đảm quyền, lợi ích của Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của thương nhân được chỉ định thực hiện hoạt động ngoại thương

Ai có thẩm quyền quy định Danh mục hàng hóa và điều kiện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu?

Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Điều 28 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:

Thẩm quyền áp dụng biện pháp chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1. Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa và điều kiện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu; quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa theo Danh mục.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý và chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động ngoại thương của thương nhân được chỉ định.

Đồng thời, căn cứ Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định:

Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
...
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
...

Như vậy, Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa và điều kiện chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu; quy định các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa theo Danh mục.

Lưu ý: Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chỉ định thương nhân xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
Pháp luật
Danh mục 7 loại hàng hóa được chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu? Trường hợp nào được áp dụng?
Pháp luật
Danh mục những hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện 2022? Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu?
Pháp luật
Thương nhân nào được phân bổ chỉ tiêu thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung để tiến hành ủy thác xuất khẩu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chỉ định thương nhân xuất khẩu
542 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chỉ định thương nhân xuất khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chỉ định thương nhân xuất khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào