Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay gồm những nội dung gì?
- Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay gồm những nội dung gì?
- Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bảo vệ với thời hạn bao lâu?
- Thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được gia hạn khi nào?
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay gồm những nội dung gì?
Theo Điều 2 Quyết định 1180/QĐ-TTg năm 2020 quy định về Danh mục bí mật nhà nước thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
- Kế hoạch, nội dung phối hợp công tác liên ngành của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan có thẩm quyền về đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn xã hội đặc biệt nghiêm trọng; tội phạm tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; tội phạm dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chưa công khai.
- Quan điểm, ý kiến của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, kết luận của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong quá trình giải quyết đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm chưa công khai; văn bản trao đổi nghiệp vụ của Viện kiểm sát nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng về việc giải quyết vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
- Thông tin, tài liệu về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; công tác kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự đối với các vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, gồm:
+ Phương án, kế hoạch, báo cáo, văn bản về thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử chưa công khai;
+ Lệnh, quyết định, văn bản của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, gia hạn tạm giữ, bắt, tạm giam, khám xét, quyết định việc truy tố chưa thực hiện;
+ Yêu cầu của Viện kiểm sát nhân dân về việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định của Viện kiểm sát nhân dân về việc phê chuẩn, không phê chuẩn, gia hạn, hủy bỏ áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt;
+ Kế hoạch, báo cáo, văn bản kiểm sát thi hành tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự chưa công khai.
- Thông tin, tài liệu về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, gồm:
+ Ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án;
+ Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo chưa công khai;
+ Họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác có thể làm lộ danh tính của người tố cáo, người được bảo vệ theo quy định của Luật Tố cáo.
- Thông tin, tài liệu về kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp, gồm:
+ Kế hoạch kiểm sát trực tiếp việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chưa thực hiện;
+ Báo cáo kết quả kiểm sát; nội dung kết luận kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chưa công khai;
+ Nội dung kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp chưa công khai.
- Nội dung, phương án đàm phán, tiếp xúc cấp cao giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế về hoạt động tương trợ tư pháp hình sự trong giải quyết đối với các vụ việc, vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; vụ việc, vụ án đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội; vụ việc, vụ án tham nhũng, chức vụ nghiêm trọng; vụ việc, vụ án dư luận xã hội đặc biệt quan tâm chưa công khai.
- Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao với cơ quan đảng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, định hướng lớn liên quan đến tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân chưa công khai.
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được bảo vệ với thời hạn bao lâu?
Theo Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Như vậy, thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 10 năm.
Lưu ý:
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.
Thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được gia hạn khi nào?
Theo Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Chậm nhất 60 ngày trước ngày hết thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước. Mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.
3. Bí mật nhà nước sau khi gia hạn phải được đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn.
4. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày gia hạn, cơ quan, tổ chức đã gia hạn phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi nhận được thông báo về việc gia hạn có trách nhiệm đóng dấu, có văn bản hoặc hình thức khác xác định việc gia hạn đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
Như vậy, thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao được gia hạn nếu việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?