Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo Thông tư 55?
- Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo Thông tư 55?
- Hướng dẫn điền danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng?
- Phương thức đánh giá việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất, lắp ráp xe là gì?
Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo Thông tư 55?
Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng là Phụ lục VIII Thông tư 55/2024/TT-BGTVT
Hướng dẫn điền danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng?
Theo Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tại Phụ lục VIII Thông tư 55/2024/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện như sau:
“x”: áp dụng (việc trang bị thiết bị kiểm tra chất lượng theo từng hạng mục trong danh mục nêu trên phù hợp với loại xe được sản xuất, lắp ráp tại cơ sở sản xuất; ví dụ như việc trang bị thiết bị kiểm tra khí thải chỉ áp dụng trang bị để kiểm tra đối với xe chỉ sử dụng động cơ đốt trong, không áp dụng đối với xe thuần điện);
“-”: không áp dụng;
(1) : áp dụng bắt buộc đối với các Cơ sở sản xuất các loại ô tô có hệ thống treo độc lập; không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất từ xe cơ sở nhưng trong quá trình sản xuất không tác động, thay đổi liên quan đến góc đặt bánh xe;
(2) : không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp các loại xe từ xe cơ sở (trừ xe sát xi không có buồng lái);
(3) : không áp dụng đối với các Cơ sở chỉ sản xuất, lắp ráp các loại xe thuần điện;
(4) : áp dụng bắt buộc đối với các Cơ sở sản xuất, lắp ráp xe chở người; không bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở sản xuất xe chở người từ xe cơ sở mà quá trình sản xuất xe không làm thay đổi kết cấu thân vỏ xe, không làm ảnh hưởng đến độ kín thân xe của xe cơ sở;
(5) : đối với các cơ sở sản xuất xe từ ô tô cơ sở, có các bàn trượt hỗ trợ kiểm tra gầm xe hoặc thiết bị có tính năng tương tự thì cho phép sử dụng thiết bị này thay thế cầu nâng hoặc hầm kiểm tra gầm xe;
(6) : chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất xe máy chuyên dùng có tham gia giao thông trên đường dành cho giao thông công cộng và việc trang bị từng thiết bị phù hợp với loại xe được sản xuất, lắp ráp;
(7) : không áp dụng đối với các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy có ba bánh bố trí đối xứng qua mặt phẳng trung tuyến dọc hoặc xe mô tô, xe gắn máy có bánh kép;
(8) : đối với các loại xe cơ giới có kích thước, khối lượng vượt quá giới hạn hoặc không tham gia giao thông hoặc xe máy chuyên dùng không thể thực hiện được việc kiểm tra trên thiết bị kiểm tra đã trang bị, cho phép thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu đã đăng ký trong hồ sơ đăng ký chứng nhận chất lượng bằng phương pháp kiểm tra, thử nghiệm trên đường hoặc bằng các dụng cụ, thiết bị đo có tính năng tương tự.
Danh mục các thiết bị tối thiểu cần thiết để kiểm tra chất lượng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng theo Thông tư 55? (hình từ internet)
Phương thức đánh giá việc đảm bảo chất lượng sản phẩm trong sản xuất, lắp ráp xe là gì?
Theo Điều 6 Thông tư 55/2024/TT-BGTVT quy định cơ quan chứng nhận thực hiện đánh giá việc đảm bảo chất lượng sản phẩm (gọi tắt là đánh giá COP) bao gồm các phương thức sau:
- Đánh giá lần đầu được thực hiện khi cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường kiểu loại sản phẩm mới tại cơ sở sản xuất.
+ Nội dung đánh giá: kiểm tra các tài liệu liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, địa điểm và quyền sử dụng mặt bằng nhà xưởng; đánh giá hệ thống quản lý chất lượng tại cơ sở sản xuất đảm bảo, duy trì sự phù hợp và tính ổn định chất lượng sản phẩm gồm các tài liệu quy định về: kiểm soát chất lượng linh kiện vật tư đầu vào; sản xuất, lắp ráp, kiểm tra chất lượng trên từng công đoạn và kiểm tra chất lượng xuất xưởng sản phẩm; kiểm soát sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa lỗi của sản phẩm; bảo dưỡng thiết bị sản xuất, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra chất lượng; bảo hành, triệu hồi sản phẩm; quản lý, sử dụng Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng; lưu trữ hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc phụ tùng và sản phẩm; đánh giá hoạt động thực tế của hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng xuất xưởng; đánh giá nghiệp vụ của nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Đối với kiểu loại sản phẩm mới được sản xuất bởi cơ sở sản xuất đã được đánh giá COP nhưng quy trình công nghệ sản xuất, lắp ráp và kiểm tra có sự thay đổi so với kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá thì chỉ đánh giá các nội dung có sự thay đổi so với kiểu loại sản phẩm đã được đánh giá;
- Đánh giá định kỳ được thực hiện theo chu kỳ quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư 55/2024/TT-BGTVT.
+ Nội dung đánh giá: kiểm tra các tài liệu liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, quyền sử dụng mặt bằng nhà xưởng (nếu có sự thay đổi so với kỳ đánh giá trước); đánh giá việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng; đánh giá hoạt động thực tế của hệ thống quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp và kiểm tra chất lượng xuất xưởng; đánh giá nghiệp vụ của nhân viên kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Việc đánh giá các nội dung: duy trì việc đảm bảo chất lượng của cơ sở sản xuất; việc lưu trữ hồ sơ kiểm tra chất lượng sản phẩm và sự phù hợp của sản phẩm xuất xưởng so với các chỉ tiêu chất lượng đăng ký của kiểu loại sản phẩm; việc quản lý, sử dụng Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng được thực hiện theo phương thức kiểm tra xác suất. Việc mở rộng phạm vi kiểm tra, đánh giá được xem xét thực hiện khi phát hiện có sự không phù hợp trong quá trình đánh giá;
- Đánh giá đột xuất được thực hiện khi có đơn thư, phản ánh về việc: không duy trì việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, không thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sản phẩm xuất xưởng không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với hồ sơ đăng ký chứng nhận và mẫu điển hình của kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hoặc sử dụng, cấp Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng không đúng quy định.
+ Nội dung đánh giá: đánh giá các hạng mục liên quan đến phản ánh và mở rộng nội dung đánh giá nếu phát hiện các sai phạm có liên quan tới các hạng mục đánh giá khác;
- Đánh giá bổ sung được thực hiện khi có sự thay đổi liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng, thay đổi công đoạn sản xuất, công đoạn kiểm tra, thay đổi mặt bằng nhà xưởng, thiết bị kiểm tra chất lượng xuất xưởng ảnh hưởng đến việc đảm bảo chất lượng sản phẩm của cơ sở sản xuất so với lần đánh giá trước đó.
+ Nội dung đánh giá: đánh giá các hạng mục liên quan các nội dung thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách nhận biết 2 vạch cấm dừng đỗ xe? 14 vị trí nghiêm cấm dừng đỗ xe theo quy định mới nhất hiện nay?
- Danh sách trích ngang nhân sự trong Đảng là gì? Mẫu 6 Danh sách trích ngang theo Hướng dẫn 04? Tải về file word Mẫu Danh sách trích ngang nhân sự?
- Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm? Việc xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do ai giám sát?
- Slogan Valentine hay, ý nghĩa? Ngày Valentine có phải ngày lễ lớn của Việt Nam? Tiền lương làm thêm giờ ban ngày vào ngày này được tính thế nào?
- Tải mẫu danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp mới nhất? Quy định về xác minh giấy phép lái xe?