Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định pháp luật hiện hành do cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng?
Gà hồ theo quy định pháp luật có phải là giống vật nuôi cần bảo tồn hay không?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn như sau:
Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn
1. Giống vật nuôi đưa vào Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có số lượng cá thể hoặc có số nhóm huyết thống còn ít dẫn đến nguy cơ cận huyết cao;
b) Có số lượng cá thể suy giảm ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
2. Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc cập nhật Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định này.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 13/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 46/2022/NĐ-CP) như sau:
Như vậy, theo quy định thì Gà Hồ thuộc danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn.
Gà hồ theo quy định pháp luật có phải là giống vật nuôi cần bảo tồn hay không? (Hình từ Internet)
Nguồn gen giống vật nuôi được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi cần bảo tồn khi nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 13/2020/NĐ-CP quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi như sau:
Quy định về thu thập, bảo tồn, khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi
...
2. Việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Hoạt động bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi tuân thủ quy định của pháp luật về đa dạng sinh học;
b) Căn cứ kết quả thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn nguồn gen giống vật nuôi có tính khác biệt với nguồn gen giống vật nuôi đã có để bảo tồn, đưa vào chương trình quỹ gen quốc gia, nghiên cứu, sử dụng vào hoạt động chọn, tạo, nhân giống và cập nhật vào cơ sở dữ liệu Quốc gia về nguồn gen giống vật nuôi;
c) Hằng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch về việc bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi.
3. Việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi được quy định như sau:
a) Khi sản xuất và thị trường có nhu cầu thì nguồn gen giống vật nuôi được khai thác, phát triển;
b) Nguồn gen giống vật nuôi đưa vào khai thác, phát triển thì được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn;
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt việc khai thác, phát triển nguồn gen giống vật nuôi;
d) Tổ chức, cá nhân hợp tác nghiên cứu và tiếp cận nguồn gen giống vật nuôi thực hiện theo quy định của Nghị định số 59/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ về quản lý tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.
Như vậy, khi nguồn gen giống vật nuôi đưa vào khai thác, phát triển thì được đưa ra khỏi danh sách nguồn gen giống vật nuôi được bảo tồn.
Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn theo quy định pháp luật hiện hành do cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng?
Căn cứ Điều 2 Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
9. Về chăn nuôi và thú y
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi; thu thập, bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn gen vật nuôi; xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn và cấm xuất khẩu; quy định tiêu chí và công nhận vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y; hành nghề thú y;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng ngân sách cho các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống, khắc phục hậu quả dịch bệnh động vật;
c) Chỉ đạo thực hiện về cơ cấu vật nuôi; kỹ thuật chăn nuôi; tổng kết, đánh giá thực hiện kế hoạch sản xuất chăn nuôi hàng năm;
d) Chỉ đạo, kiểm tra các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng về vi sinh vật dùng trong thú y, hóa chất dùng trong thú y; nghiên cứu, sản xuất vắc xin dùng trong thú y, chế phẩm sinh học dùng trong thú y;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống và sản phẩm giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện cơ sở chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi; chăn nuôi động vật và động vật khác, đối xử nhân đạo với vật nuôi;
e) Thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi, thú y theo quy định của pháp luật về chăn nuôi và thú y.
...
Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ xây dựng và trình Chính phủ ban hành danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?