Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15 tháng 11 chuẩn Thông tư 69?
Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15 tháng 11?
Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15 tháng 11 được quy định tại Điều 2 Thông tư 69/2024/TT-BTC, cụ thể như sau:
- Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia là xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; bao gồm:
+ Xe ô tô phục vụ công tác chung 4-5 chỗ ngồi.
+ Xe ô tô phục vụ công tác chung 7-9 chỗ ngồi.
+ Xe ô tô phục vụ công tác chung 12-16 chỗ ngồi.
+ Xe ô tô phục vụ công tác chung bán tải.
- Danh mục quy định nêu trên không áp dụng đối với xe ô tô phục vụ công tác chung là:
+ Xe ô tô phục vụ công tác chung của cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
+ Xe ô tô 2 cầu có công suất lớn theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 72/2023/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.
Danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia từ 15 tháng 11 chuẩn Thông tư 69? (Hình từ Internet)
Mua sắm tập trung trong đấu thầu được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Mua sắm tập trung trong đấu thầu được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể như sau:
- Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
- Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023.
Lưu ý: Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định tại khoản 2 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết;
- Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm a khoản này;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Đơn vị mua sắm tập trung phải đảm bảo nội dung chủ yếu của thỏa thuận khung bao gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 90 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, đơn vị mua sắm tập trung quy định cụ thể nội dung chi tiết của thỏa thuận khung trong hồ sơ mời thầu cho phù hợp nhưng phải bao gồm những nội dung chủ yếu quy định như sau:
- Phạm vi cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
- Thời gian, địa điểm giao hàng, cung cấp dịch vụ dự kiến;
- Điều kiện bàn giao hàng hóa, dịch vụ; tạm ứng, thanh toán, thanh lý hợp đồng;
- Mức giá tương ứng với từng loại hàng hóa, dịch vụ;
- Điều kiện bảo hành, bảo trì; đào tạo, hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của nhà thầu cung cấp hàng hóa, dịch vụ, trong đó bao gồm trách nhiệm ký kết, thực hiện hợp đồng và thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm;
- Trách nhiệm của đơn vị có nhu cầu mua sắm trong việc ký kết hợp đồng, sử dụng hàng hóa, dịch vụ;
- Trách nhiệm của đơn vị mua sắm tập trung;
- Thời hạn có hiệu lực của thỏa thuận khung;
- Xử phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung liên quan khác.
Lưu ý:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 37 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể như sau:
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
- Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
- Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiết khí là gì? 24 tiết khí trong năm? Cách tính 24 tiết khí? Trường hợp nào được tác động vào thời tiết?
- Bài phát biểu gặp mặt cựu quân nhân 22 12 ngắn gọn 2024? Bài phát biểu nhân ngày 22 12 gặp mặt cựu quân nhân thế nào?
- Bệnh ghẻ là gì? Những biến chứng của bệnh ghẻ mang lại là gì? Triệu chứng lâm sàng của bệnh ghẻ là gì?
- Mức thuế suất thuế TNDN đối với thu nhập doanh nghiệp từ đầu tư bảo quản nông sản, thủy sản và thực phẩm là bao nhiêu %?
- Cơ sở giam giữ phạm nhân tổ chức học tập đối với giai đoạn phạm nhân mới được đưa đến cơ sở giam giữ như thế nào?