Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện chỉ áp dụng đối với đối tượng nào?
- Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện chỉ áp dụng đối với đối tượng nào?
- Kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải có sức chứa tối thiểu là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp có được cho thuê lại kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không?
Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện chỉ áp dụng đối với đối tượng nào?
Căn cứ tại Phụ lục VII - Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện được ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP:
Theo đó, Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh; không bao gồm thực phẩm tươi, ướp lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.
Ngoài ra:
- Các trường hợp liệt kê theo Chương thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc Chương đó.
- Các trường hợp ngoài liệt kê theo Chương còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó.
Kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải có sức chứa tối thiểu là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh:
Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Theo đó, kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập tái xuất thực phẩm đông lạnh của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định 69/2018/NĐ-CP phải có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2.
Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện chỉ áp dụng đối với đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có được cho thuê lại kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất:
Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này.
2. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.
3. Đối với kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh và để được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì chỉ doanh nghiệp có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai nhập kho ngoại quan và tờ khai xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này, trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện và không phải có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Trong trường hợp cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng quy định về cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các cửa khẩu biên giới không thuộc phía Bắc.
Như vậy, đối với kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh và để được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?