Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số HS mới nhất? Nguyên tắc áp dụng danh mục?
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số HS mới nhất?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2024/TT-BYT quy định như sau:
Ban hành danh mục
Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số HS theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Dẫn chiếu đến Phụ lục Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm Thông tư 19/2024/TT-BYT như sau:
STT | Mô tả thiết bị y tế | Mã số HS |
1. | - Bột lọc thận natri bicarbonate (đã được đóng gói theo liều lượng hoặc đóng gói để bán lẻ); - Dung dịch thẩm phân máu đậm đặc (bicarbonat); Bột thẩm phân máu Natri bicarbonate; Dung dịch thẩm phân máu đậm đặc (acid); Bột cô đặc thẩm phân axit (đã được đóng gói theo liều lượng hoặc đóng gói để bán lẻ); - Sản phẩm lọc thận là hỗn hợp có một trong các thành phần: muối natri clorua, magie, detrose, đường khử, kali, dung dịch axit axetic,... (đã được pha trộn, đóng gói bán lẻ) | 2836.30.00 3004.90.99 3824.99.99 |
2. | Băng dán và các sản phẩm có một lớp dính đã tráng phủ hoặc thấm tẩm dược chất | 3005.10.10 |
3. | Băng dán và các sản phẩm có một lớp dính không tráng phủ hoặc không thấm tẩm dược chất | 3005.10.90 |
4. | Băng y tế | 3005.90.10 |
5. | Gạc y tế | 3005.90.20 |
6. | Gel bôi vết thương hở | 3005.90.90 |
7. | Bông y tế | 3005.90.90 |
8. | Chỉ tự tiêu vô trùng dùng cho nha khoa hoặc phẫu thuật; miếng chắn dính vô trùng dùng trong nha khoa hoặc phẫu thuật, có hoặc không tự tiêu | 3006.10.10 |
9. | Chỉ catgut phẫu thuật vô trùng không tự tiêu; Các vật liệu khâu vô trùng không tự tiêu; Keo tạo màng vô trùng dùng để khép miệng vết thương trong phẫu thuật; Sản phẩm cầm máu tự tiêu vô trùng trong phẫu thuật hoặc nha khoa; Sáp cầm máu không tự tiêu vô trùng dùng trong phẫu thuật hoặc nha khoa | 3006.10.90 |
10. | Các chất thử chẩn đoán vi sinh khác dùng để chẩn đoán bệnh cho người | 3006.30.30 |
... | ... | ... |
TẢI VỀ Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số HS đầy đủ, chi tiết
Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số HS mới nhất? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc áp dụng Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số HS?
Nguyên tắc áp dụng Danh mục thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu đã được xác định mã số HS được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư 19/2024/TT-BYT như sau:
(1) Trường hợp có sự khác biệt, không thống nhất trong việc phân loại và xác định mã số HS đối với các hàng hóa thuộc Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 19/2024/TT-BYT, việc xác định mã số HS thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
(2) Đối với thiết bị y tế xuất khẩu, nhập khẩu chưa được liệt kê và xác định mã số HS trong Danh mục ban hành kèm theo Thông tư 19/2024/TT-BYT, việc xác định mã số HS thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
Sau khi thông quan, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu có văn bản gửi về Bộ Y tế (Cục Cơ sở hạ tầng và Thiết bị y tế) để làm cơ sở phối hợp với Bộ Tài chính xem xét thống nhất, cập nhật và ban hành Danh mục bổ sung.
(3) Danh mục thiết bị y tế đã được xác định mã số HS ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở để tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế vào Việt Nam.
(4) Danh mục bao gồm các mặt hàng được xác định là thiết bị y tế và quản lý theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về quản lý thiết bị y tế được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2023 và các văn bản quy phạm pháp luật khác về thiết bị y tế.
Nguyên tắc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 98/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 07/2023/NĐ-CP và khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) thì nguyên tắc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế được quy định cụ thể như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu thiết bị y tế phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, chủng loại, mục đích sử dụng của thiết bị y tế mà mình xuất khẩu, nhập khẩu.
(2) Thiết bị y tế đã có số lưu hành tại Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu theo nhu cầu, không hạn chế số lượng và không phải qua Bộ Y tế phê duyệt.
(3)Thiết bị y tế thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 98/2021/NĐ-CP khi nhập khẩu để sử dụng tại Việt Nam phải có giấy phép nhập khẩu.
(4) Thiết bị y tế không thuộc trường hợp quy định tại mục (2) và (3) nêu trên khi đưa vào Việt Nam theo các hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
(5) Việc cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do áp dụng đối với thiết bị y tế theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
(6) Việc nhập khẩu thiết bị y tế đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
Lưu ý: Thông tư 19/2024/TT-BYT có hiệu lực thi hành từ ngày 16/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?