Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá bao gồm bao nhiêu loại thuốc? Tải danh mục về ở đâu?
Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá bao gồm bao nhiêu loại thuốc? Tải danh mục về ở đâu?
Theo Điều 2 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định về danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá như sau:
Danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá
Ban hành kèm theo Thông tư này danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá, bao gồm:
1. Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh mục thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá bao gồm hơn 600 loại thuốc cụ thể như sau:
- 597 loại thuốc thuộc Danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu được áp dụng hình thức đàm phán giá
- 21 loại thuốc thuộc Danh mục thuốc có từ một (01) đến hai (02) hãng sản xuất được áp dụng hình thức đàm phán giá
Tải về Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BYT
Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá bao gồm bao nhiêu loại thuốc? Tải danh mục về ở đâu? (hình từ internet)
Xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ vào thông tin gì?
Theo Điều 5 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định về phương án đàm phán giá như sau:
Phương án đàm phán giá
1. Việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ vào một hoặc một số hoặc toàn bộ các thông tin sau đây:
a) Số lượng giấy đăng ký lưu hành của thuốc generic nhóm 1 theo quy định tại Thông tư quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (sau đây viết tắt là thuốc generic nhóm 1) hoặc các thuốc generic nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1;
b) Giá trúng thầu thuốc generic nhóm 1 hoặc các nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1;
c) Khả năng thay thế của thuốc đàm phán giá (trong trường hợp cần thiết);
d) Thời gian lưu hành tại Việt Nam;
đ) Thông tin về giá trị của thuốc đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có);
e) Giá trị và số lượng kế hoạch của thuốc đàm phán giá;
g) Giá tham khảo của thuốc đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có). Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có);
h) Lộ trình gia công, chuyển giao công nghệ đối với các thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;
i) Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin thuốc đàm phán giá của tổ chuyên gia;
k) Các thông tin khác có liên quan (nếu có).
Như vậy, việc xây dựng phương án đàm phán giá đối với thuốc căn cứ vào thông tin sau:
- Số lượng giấy đăng ký lưu hành của thuốc generic nhóm 1 theo quy định tại Thông tư quy định về đấu thầu thuốc tại cơ sở y tế công lập do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (sau đây viết tắt là thuốc generic nhóm 1) hoặc các thuốc generic nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1
- Giá trúng thầu thuốc generic nhóm 1 hoặc các nhóm kỹ thuật khác trong trường hợp không có thuốc generic nhóm 1;
- Khả năng thay thế của thuốc đàm phán giá (trong trường hợp cần thiết);
- Thời gian lưu hành tại Việt Nam;
- Thông tin về giá trị của thuốc đàm phán giá đã sử dụng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp (nếu có);
- Giá trị và số lượng kế hoạch của thuốc đàm phán giá;
- Giá tham khảo của thuốc đàm phán giá tại các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (nếu có). Trường hợp không có giá tham khảo tại ASEAN thì tham khảo các quốc gia khác (nếu có);
- Lộ trình gia công, chuyển giao công nghệ đối với các thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu do Bộ Y tế công bố gia công, chuyển giao công nghệ tại Việt Nam;
- Hồ sơ đề xuất của nhà thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất và tổng hợp thông tin thuốc đàm phán giá của tổ chuyên gia;
- Các thông tin khác có liên quan (nếu có).
Đơn vị nào thực hiện đàm phán giá có nhiệm vụ gì?
Theo Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của Đơn vị đàm phán giá như sau:
- Xây dựng, phê duyệt và thông báo kế hoạch tổ chức đàm phán giá;
- Xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm theo hình thức đàm phán giá;
- Xây dựng, thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu;
- Tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất;
- Xây dựng và phê duyệt các phương án đàm phán giá;
- Thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả đàm phán giá;
- Ký thỏa thuận khung hoặc ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu;
- Tham gia giám sát, điều tiết việc cung cấp, sử dụng các thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm đã được lựa chọn nhà thầu theo hình thức đàm phán giá;
- Tham gia tất cả các bước của quy trình đàm phán giá và tổng hợp, cung cấp các thông tin liên quan trong quá trình thực hiện đàm phán giá;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng Bộ Y tế giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?