Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia của các sở giáo dục đào tạo phải được lưu trữ trong thời gian bao lâu?
- Các sở giáo dục đào tạo phải gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia về Bộ GDĐT khi nào?
- Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia của các sở giáo dục đào tạo phải được lưu trữ trong thời gian bao lâu?
- Trách nhiệm của trường phổ thông nếu được chọn làm Điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia là gì?
Các sở giáo dục đào tạo phải gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia về Bộ GDĐT khi nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 44 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về duyệt công nhận tốt nghiệp THPT như sau:
Duyệt công nhận tốt nghiệp THPT
...
2. Trình tự duyệt công nhận tốt nghiệp THPT:
a) Giám đốc sở GDĐT duyệt công nhận tốt nghiệp THPT đối với các thí sinh đủ điều kiện và chịu trách nhiệm trước Bộ GDĐT về kết quả công nhận tốt nghiệp THPT của tỉnh mình;
b) Sau khi báo cáo Bộ GDĐT, Giám đốc sở GDĐT công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT và cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời cho thí sinh;
c) Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh ĐKDT ký và có giá trị đến khi được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức;
d) Các sở GDĐT gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT về Bộ GDĐT ngay sau khi kết thúc kỳ thi để quản lý, theo dõi.
Như vậy, các sở giáo dục đào tạo phải gửi Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia về Bộ GDĐT ngay sau khi kết thúc kỳ thi để quản lý, theo dõi.
Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia của các sở giáo dục đào tạo phải được lưu trữ trong thời gian bao lâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về lưu trữ hồ sơ thi:
Theo đó, Bộ Giáo dục đào tạo lưu trữ vĩnh viễn danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT của các sở giáo dục đào tạo.
Bên cạnh đó, tính từ ngày thi cuối cùng của kỳ thi:
- Sở giáo dục đào tạo:
(i) Lưu trữ vĩnh viễn các tài liệu gồm:
+ Bảng ghi điểm thi;
+ Bản ghi thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT;
+ Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT;
+ Sổ cấp Bằng tốt nghiệp THPT;
(ii) Lưu trữ trong 12 tháng các tài liệu, thiết bị gồm:
+ Các Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Hội đồng thi và các bộ phận liên quan;
+ Báo cáo tổng kết kỳ thi kèm theo các loại thống kê số liệu;
+ Các biên bản của Hội đồng thi;
+ Những biên bản khác có liên quan đến kỳ thi;
+ Quyết định thành lập Ban Phúc khảo, biên bản tổng kết, danh sách thí sinh thay đổi điểm do phúc khảo và các biên bản khác liên quan;
+ Hồ sơ kỷ luật (nếu có);
+ Các loại hồ sơ khác theo văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ GDĐT;
+ Thiết bị lưu trữ dữ liệu (ổ cứng, thẻ nhớ) của hệ thống camera giám sát được sử dụng trong kỳ thi và máy chủ sử dụng chấm thi trắc nghiệm;
(iii) Lưu trữ trong 24 tháng các tài liệu gồm:
+ Bài thi của thí sinh và hồ sơ chấm thi liên quan;
+ Hồ sơ thí sinh được đặc cách tốt nghiệp THPT, miễn thi tốt nghiệp THPT, hồ sơ khiếu nại của thí sinh hoặc giải quyết khiếu nại về hồ sơ thi.
- Trường phổ thông lưu trữ 12 tháng đối với hồ sơ ĐKDT của thí sinh. Học bạ và các loại giấy chứng nhận (bản chính) trong hồ sơ dự thi của thí sinh được các trường phổ thông trả lại thí sinh sau khi công bố kết quả công nhận tốt nghiệp THPT.
Danh sách thí sinh được công nhận tốt nghiệp trong kỳ thi THPT quốc gia của các sở giáo dục đào tạo phải được lưu trữ trong thời gian bao lâu? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của trường phổ thông nếu được chọn làm Điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia là gì?
Căn cứ tại Điều 60 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông được ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của trường phổ thông như sau:
Trách nhiệm của trường phổ thông
1. Hoàn thành chương trình dạy học theo chỉ đạo của sở GDĐT; tổ chức ôn tập cho học sinh; hướng dẫn để học sinh được cấp Căn cước công dân chậm nhất vào cuối học kỳ I năm học lớp 12; tổ chức kiểm tra trình độ kiến thức văn hóa, xếp loại học lực cho những người tự học khi được sở GDĐT giao trách nhiệm.
2. Tiếp nhận Phiếu ĐKDT, đơn đề nghị phúc khảo; kiểm tra hồ sơ của người học ĐKDT tại trường; hoàn thiện dữ liệu ĐKDT và chuyển dữ liệu cho sở GDĐT; in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh; quản lý hồ sơ ĐKDT của thí sinh theo quy định.
3. Tổ chức cho công chức, viên chức, giáo viên và thí sinh học tập Quy chế thi, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm Điểm thi hoặc địa điểm chấm thi, phúc khảo.
4. Tiếp nhận đơn, lập danh sách thí sinh có đơn phúc khảo bài thi và chuyển đến sở GDĐT; trả Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh nộp Phiếu ĐKDT tại trường.
5. Cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời và Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
6. Lưu trữ hồ sơ của kỳ thi theo quy định.
7. Đối sánh điểm thi trung bình các bài thi, môn thi thành phần với điểm trung bình môn học tương ứng của năm học lớp 12 của các học sinh của trường làm căn cứ để đổi mới việc dạy và học trong nhà trường.
Như vậy, trường phổ thông phải có trách nhiệm tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, an toàn cho Hội đồng thi nếu được chọn làm Điểm thi hoặc địa điểm chấm thi, phúc khảo trong kỳ thi THPT quốc gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?