Đánh số trang văn bản như thế nào đạt chuẩn? Đảm bảo kỹ thuật trình bày văn bản hành chính cần lưu ý những yếu tố nào?
Đánh số trang văn bản như thế nào đạt chuẩn? Tải về trọn bộ hướng dẫn trình bày trong văn bản hành chính?
Hướng dẫn đánh số trang trong văn bản hành chính đạt chuẩn được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
>> Xem thêm
>> Tải về Trọn bộ thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn
Tải về Xem trọn bộ mẫu trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản chuẩn
Đánh số trang văn bản như thế nào đạt chuẩn? Đánh số trang của Phụ lục cần lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)
Đảm bảo kỹ thuật trình bày văn bản hành chính cần lưu ý những phần nào?
Kỹ thuật trình bày văn bản được quy định tại Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
Kỹ thuật trình bày văn bản
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
Theo đó, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính cần đảm bảo những yếu tố sau đây:
Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản.
Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP TẢI VỀ.
Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP TẢI VỀ.
Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP TẢI VỀ.
Đánh số trang của Phụ lục cần lưu ý điều gì?
Cách đánh số trang của Phụ lục được quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
...
d) Đối với Phụ lục cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên Phụ lục.
Đối với Phụ lục không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên từng tệp tin kèm theo, cụ thể:
Vị trí: Góc trên, bên phải, trang đầu của mỗi tệp tin.
Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị.
Thông tin: Số và ký hiệu văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.
đ) Số trang của Phụ lục được đánh số riêng theo từng Phụ lục.
e) Mẫu trình bày phụ lục văn bản thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
...
Theo đó, đánh số trang của Phụ lục được đánh số riêng theo từng Phụ lục.
Lưu ý:
Việc ký ban hành văn bản hành chính theo Nghị định 30 được quy định tại Điều 13 Nghị định 30/2020/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành; có thể giao cấp phó ký thay các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu. Trường hợp cấp phó được giao phụ trách, điều hành thì thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.
(2) Cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
(3) Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, giới hạn thời gian và nội dung được ủy quyền. Người được ký thừa ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa ủy quyền được thực hiện theo thể thức và đóng dấu hoặc ký số của cơ quan, tổ chức ủy quyền.
(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản. Người được ký thừa lệnh được giao lại cho cấp phó ký thay. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế làm việc hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.
(5) Người ký văn bản phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản do mình ký ban hành. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
(6) Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
(7) Đối với văn bản điện tử, người có thẩm quyền thực hiện ký số. Vị trí, hình ảnh chữ ký số theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- QCVN 01-1:2018/BYT còn hiệu lực không? Thông tư 41/2018/TT-BYT còn hiệu lực không? Toàn văn QCVN 01-1:2024/BYT?
- Mức phạt lỗi độ pô 2025 đối với xe máy theo Nghị định 168 là bao nhiêu? Lỗi độ pô xe máy có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 chương trình mới năm học 2024 2025 như thế nào? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 1?
- Toàn bộ chế độ chính sách với cán bộ công chức viên chức khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024?
- Việc thực hiện chế độ chính sách đối với người làm việc tại hội có nằm trong khoản chi của hội không?