Dao găm có được xem là vũ khí thô sơ hay không? Người được giao vũ khí thô sơ có thể sử dụng vũ khi thô sơ để phòng vệ không?
Dao găm có được xem là vũ khí thô sơ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 định nghĩa về vũ khí thô sơ như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4.Vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
...
Theo đó, vũ khí thô sơ là vũ khí có cấu tạo, nguyên lý hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, bao gồm: dao găm, kiếm, giáo, mác, thương, lưỡi lê, đao, mã tấu, côn, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, phi tiêu.
Như vậy, dao găm là một trong các loại vũ khí thô sơ theo quy định pháp luật.
Dao găm có được xem là vũ khí thô sơ hay không? Người được giao vũ khí thô sơ có thể sử dụng vũ khi thô sơ để phòng vệ không? (Hình từ Internet).
Người được giao vũ khí thô sơ có thể sử dụng vũ khi thô sơ để phòng vệ không?
Những trường hợp được sử dụng vũ khí thô sơ được quy định tại Điều 31 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, cụ thể như sau:
Sử dụng vũ khí thô sơ
1. Người được giao vũ khí thô sơ khi thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này và được sử dụng trong trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này;
b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người khác;
c) Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.
2. Người được giao sử dụng vũ khí thô sơ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí thô sơ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người được giao vũ khí thô sơ có thể sử dụng vũ khi thô sơ để phòng vệ chính đáng theo quy định pháp luật.
Lưu ý: Trường hợp sử dụng vũ khí thô sơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí thô sơ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
An ninh hàng không có phải là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ hay không?
Theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 về đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ cụ thể như sau:
Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ
1. Đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
a) Quân đội nhân dân;
b) Dân quân tự vệ;
c) Cảnh sát biển;
d) Công an nhân dân;
đ) Cơ yếu;
e) Kiểm lâm, Kiểm ngư;
g) An ninh hàng không;
h) Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
i) Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
k) Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển, trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, Cơ yếu và câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
3. Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Theo quy định nêu trên, những đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Kiểm lâm, Kiểm ngư;
- An ninh hàng không;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh.
Như vậy, an ninh hàng không là đối tượng được trang bị vũ khí thô sơ.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, tiểu mục 5 Mục D Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3191/QĐ-BCA năm 2022.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép trang bị vũ khí thô sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí thô sơ cần trang bị;
- Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy giới thiệu;
- Bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ.
Theo đó, hồ sơ nêu trên được lập thành 01 bộ và nộp tại cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?