Đào tạo an toàn bức xạ định kỳ cho người phụ trách an toàn trong công việc bức xạ được thực hiện bao nhiêu năm một lần?
- Người phụ trách an toàn trong công việc bức xạ được bảo đảm điều kiện làm việc như thế nào?
- Đào tạo an toàn bức xạ định kỳ cho người phụ trách an toàn trong công việc bức xạ được thực hiện bao nhiêu năm một lần?
- Nội dung cụ thể của chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn là gì?
Người phụ trách an toàn trong công việc bức xạ được bảo đảm điều kiện làm việc như thế nào?
Người phụ trách an toàn trong công việc bức xạ được bảo đảm điều kiện làm việc như thế nào? (Hình từ Internet)
Tại Điều 5 Nghị định 07/2010/NĐ-CP quy định về bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên bức xạ như sau:
Bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên bức xạ
Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên bức xạ như sau:
1. Trang bị phương tiện bảo vệ, thiết bị ghi đo bức xạ, liều kế cá nhân cần thiết cho nhân viên bức xạ khi tiến hành công việc bức xạ.
2. Tổ chức đào tạo cho nhân viên bức xạ mới tuyển dụng và hằng năm huấn luyện, bổ sung kiến thức mới về an toàn bức xạ và chuyên môn.
3. Tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên bức xạ khi mới tuyển dụng; tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định của Bộ Y tế.
4. Tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 3 tháng.
5. Khi nhân viên bức xạ bị chiếu xạ quá liều giới hạn thì tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
a) Chuyển nhân viên bị chiếu xạ quá liều giới hạn tới cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, theo dõi sức khỏe;
b) Tìm nguyên nhân bị chiếu xạ quá liều và đề ra biện pháp khắc phục;
c) Bố trí công việc thích hợp cho nhân viên bị chiếu xạ quá liều giới hạn.
6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết các nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Theo đó người phụ trách an toàn trong công việc bức xạ được đào tạo mới tuyển dụng và hằng năm huấn luyện, bổ sung kiến thức mới về an toàn bức xạ và chuyên môn.
Đào tạo an toàn bức xạ định kỳ cho người phụ trách an toàn trong công việc bức xạ được thực hiện bao nhiêu năm một lần?
Tại Điều 4 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN quy định về đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn như sau:
Yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn
1. Người phụ trách an toàn phải được đào tạo an toàn bức xạ theo chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn phù hợp với công việc bức xạ đang tiến hành và được cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn.
2. Định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
3. Chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này phải bảo đảm yêu cầu về nội dung, thời gian đào tạo theo quy định tại Điều 5 Thông tư này và được thực hiện bởi tổ chức có giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.
4. Người đứng đầu tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ phải bảo đảm để người phụ trách an toàn được đào tạo an toàn bức xạ và chỉ bổ nhiệm người đã được đào tạo an toàn bức xạ theo đúng các yêu cầu quy định tại Điều này làm người phụ trách an toàn.
Theo đó định kỳ 03 năm một lần người phụ trách an toàn phải được đào tạo nhắc lại và bổ sung kiến thức chuyên sâu, thông tin mới về an toàn bức xạ.
Nội dung cụ thể của chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn là gì?
Tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN quy định về nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho người phụ trách an toàn bao gồm các bài giảng của chương trình đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ phù hợp với loại hình công việc bức xạ đang tiến hành tại cơ sở và các bài giảng bổ sung dành cho người phụ trách an toàn nêu tại Nội dung 14 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
Trường hợp người phụ trách an toàn làm việc tại cơ sở có nhiều loại hình công việc bức xạ thì phải tham gia học đầy đủ các nội dung chương trình đào tạo an toàn bức xạ được yêu cầu đối với tất cả các loại hình công việc bức xạ đó.
Theo đó các bài giảng bổ sung dành cho người phụ trách an toàn nêu tại Nội dung 14 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BKHCN gồm có:
(1) Tổ chức quản lý an toàn bức xạ tại cơ sở
1.1 Hướng dẫn xây dựng chính sách quản lý an toàn bức xạ, trách nhiệm của các cá nhân có liên quan trong công tác bảo đảm an toàn bức xạ tại cơ sở;
1.2 Hướng dẫn xây dựng nội quy an toàn bức xạ tại cơ sở;
1.3 Hướng dẫn lập và lưu giữ hồ sơ về an toàn bức xạ
- Thời lượng đào tạo 60 phút
(2) Hướng dẫn lập kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở
2.1 Phân tích nguy cơ xảy ra sự cố bức xạ;
2.2 Phân công trách nhiệm trong ứng phó sự cố;
2.3 Hướng dẫn lập một số kịch bản ứng phó sự cố điển hình
- Thời lượng đào tạo 60 phút
(3) Hướng dẫn khai báo, cấp phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ
3.1 Hướng dẫn yêu cầu, trình tự thủ tục khai báo, cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ;
3.2 Hướng dẫn xây dựng bản báo cáo đánh giá an toàn/báo cáo phân tích an toàn.
- Thời lượng đào tạo 60 phút
(4) Hệ thống quản lý chất lượng đối với công việc bức xạ, cơ sở tiến hành công việc bức xạ và cơ sở hạt nhân, cụ thể:
4.1 Cơ sở X-quang chẩn đoán y tế;
4.2 Cơ sở xạ trị;
4.3 Cơ sở y học hạt nhân;
4.4 Cơ sở chiếu xạ công nghiệp;
4.5 Cơ sở chụp ảnh bức xạ công nghiệp;
4.6 Cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;
4.7 Cơ sở sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
4.8 Cơ sở địa vật lý phóng xạ;
4.9 Cơ sở sử dụng thiết bị điều khiển hạt nhân trong công nghiệp, thiết bị soi chiếu và thiết bị phân tích sử dụng nguồn bức xạ;
4.10 Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ kín khác;
4.11 Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ hở khác;
4.12 Cơ sở hạt nhân.
- Thời lượng đào tạo 120 phút
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?