Đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng ngành giáo dục mầm non tuyển sinh theo phương thức nào?
- Theo quy định của pháp luật tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học là gì?
- Pháp luật quy định tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng như thế nào?
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các trường tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng được quy định như thế nào?
- Đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng ngành giáo dục mầm non tuyển sinh theo phương thức nào?
Theo quy định của pháp luật tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học là gì?
Căn cứ tại Điều 14 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tuyển sinh đào tạo vừa làm vừa học (VLVH) như sau:
- Tuyển sinh đào tạo VLVH thực hiện theo quy định tại Chương II của Quy chế này, trong đó việc tổ chức thi tuyển do trường quy định đảm bảo yêu cầu chất lượng và việc xét tuyển không áp dụng theo Điều 10, điểm c khoản 1 Điều 13 của Quy chế này. Các trường phải quy định cụ thể việc Tuyển sinh đào tạo VLVH, đảm bảo chất lượng, công bằng, minh bạch và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trách nhiệm giải trình với Bộ GDĐT, cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan.
Pháp luật quy định tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng như sau:
- Tuyển sinh do Nhà nước đặt hàng đào tạo thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính Phủ về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
- Tuyển sinh do các chủ thể khác đặt hàng đào tạo và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp thực hiện theo hợp đồng giữa các bên liên quan, không trái với quy định của pháp luật;
- Văn bản giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước hoặc thỏa thuận giữa các bên và các thông tin liên quan phải được đưa vào thành phụ lục của Đề án tuyển sinh.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các trường tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT đươc sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với các trường tuyển sinh đào tạo theo đặt hàng được quy định được quy định như sau:
- Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào thực hiện theo quy định của Quy chế này. Điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm trúng tuyển của ngành đào tạo, trừ khi đảm bảo đồng thời các điều kiện sau đây thì có thể thấp hơn không quá 01 (một) điểm so với điểm trúng tuyển của ngành đào tạo tính theo thang điểm 30:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đặt hàng để đào tạo lao động cho các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp của tỉnh và cam kết sử dụng sinh viên tốt nghiệp;
+ Thí sinh là người có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên và học 3 năm cấp trung học phổ thông tại địa phương, cam kết làm việc tại tỉnh sau khi tốt nghiệp;
- Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặt hàng chịu trách nhiệm giải trình với các cơ quan chức năng và xã hội về nhu cầu đặt hàng đào tạo và sử dụng lao động sau đào tạo.
Đào tạo liên thông trình độ Cao đẳng ngành giáo dục mầm non tuyển sinh theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 16 Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT quy định về tuyển sinh đào tạo kiên thông trình độ Cao đẳng ngành giáo dục mầm non như sau:
+ Đối tượng tuyển sinh: Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên và bằng tốt nghiệp THPT; người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành; người có bằng tốt nghiệp trình độ CĐ trở lên thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên;
+ Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Nếu sử dụng phương thức thi tuyển thì thực hiện theo quy định sau:
+ Quy định rõ bài thi/môn thi; ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Hội đồng Khoa học và Đào tạo; công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường và gửi về Bộ GDĐT để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra;
+ Nội dung quy chế thi tuyển sinh của trường bao gồm: Quy trình tổ chức và các quy định về chuẩn bị cho kỳ thi; tổ chức đăng ký dự thi; công tác đề thi; coi thi; chấm thi; phúc khảo; chấm thẩm định; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra; xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm;
+ Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do cơ sở đào tạo quy định và chịu trách nhiệm giải trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?