Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp trong trường hợp nào? Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?

Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp trong trường hợp nào? Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào? Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải được cấp phép là những hoạt động nào?

Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp trong trường hợp nào?

Đập, hồ chứa nước phải được bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định của pháp luật khác có liên quan.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 114/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa đập, hồ chứa nước và lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập
...
2. Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trước mùa mưa hằng năm trong các trường hợp sau:
a) Bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn;
b) Thiếu khả năng xả lũ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành;
c) Có nguy cơ xảy ra hiện tượng sạt lở, bồi lấp lòng hồ chứa nước.

Theo đó, khi đập, hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn; Thiếu khả năng xả lũ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành; Có nguy cơ xảy ra hiện tượng sạt lở, bồi lấp lòng hồ chứa nước thì đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trước mùa mưa hằng năm.

Chủ sở hữu đập, hồ chứa nước chịu trách nhiệm bảo đảm kinh phí bảo trì sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập, hồ chứa nước và vùng hạ du.

ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC PHẢI ĐƯỢC SỬA CHỮA NÂNG CẤP

Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp trong trường hợp nào? Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?

Theo Điều 21 Nghị định 114/2018/NĐ-CP có quy định về phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước cụ thể như sau:

- Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước bao gồm công trình và vùng phụ cận.

- Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước, các hoạt động phải đảm bảo không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường quản lý, mặt bằng để bảo trì và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.

- Vùng phụ cận của hồ chứa nước bao gồm vùng phụ cận của đập và vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước được quy định như sau:

+ Vùng phụ cận của đập có phạm vi được tính từ chân đập trở ra. Đối với đập cấp đặc biệt tối thiểu là 300 m; đập cấp I tối thiểu là 200 m; đập cấp II tối thiểu là 100 m; đập cấp III tối thiểu là 50 m; đập cấp IV tối thiểu là 20 m;

+ Vùng phụ cận của lòng hồ chứa nước có phạm vi được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.

- Đập, hồ chứa nước khi điều chỉnh quy mô, mục đích sử dụng, phải điều chỉnh vùng phụ cận phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định 114/2018/NĐ-CP; cơ quan phê duyệt phương án bảo vệ đập, hồ chứa nước có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phạm vi vùng phụ cận bảo vệ công trình.

Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải được cấp phép là những hoạt động nào?

Theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước phải có giấy phép
1. Trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước các hoạt động phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Xây dựng công trình mới;
b) Lập bến, bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phương tiện;
c) Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
d) Xả nước thải vào hồ chứa nước, trừ xả nước thải với quy mô nhỏ và không chứa chất độc hại, chất phóng xạ;
đ) Trồng cây lâu năm;
e) Hoạt động du lịch, thể thao, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, dịch vụ;
g) Hoạt động của phương tiện thủy nội địa, phương tiện cơ giới, trừ xe mô tô, xe gắn máy, phương tiện thủy nội địa thô sơ;
h) Nuôi trồng thủy sản;
i) Nổ mìn và các hoạt động gây nổ khác;
k) Xây dựng công trình ngầm.
...

Như vậy, các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chưa nước được nêu trên phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Việc thực hiện cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định 67/2018/NĐ-CP.

Thẩm quyền cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép và cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được quy định như sau:

- Bộ Công Thương cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có giấy phép trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt, trừ hoạt động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 22 Nghị định 114/2018/NĐ-CP;

- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn, trừ đập, hồ chứa thủy điện quy định tại điểm a khoản này;

- Sở Công Thương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ chứa nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên tắc quản lý an toàn đối với hồ chứa nước phải bảo đảm những gì? Hồ chứa nước gồm những loại nào và dung tích của mỗi loại theo quy định là bao mét khối?
Pháp luật
Hồ chứa nước được hình thành từ đâu? Danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn, vừa, nhỏ do ai quyết định?
Pháp luật
Đập, hồ chứa nước phải được sửa chữa, nâng cấp trong trường hợp nào? Phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đập, hồ chứa nước có chiều cao và dung tích bao nhiêu thì được xem là đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm lập quy trình vận hành hồ chứa nước để nộp trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được khai thác hồ chứa nước thủy lợi hay không? Doanh nghiệp khai thác hồ chứa nước cần kiểm tra hồ thế nào?
Pháp luật
Việc kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước lần đầu được thực hiện trong năm thứ mấy kể từ ngày tích nước đến mực nước dâng bình thường?
Pháp luật
Kiểm định an toàn đập là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm định an toàn đập đột xuất theo quy định?
Pháp luật
Vùng hạ du đập là gì? Thời hạn kiểm tra hồ sơ thẩm định phương án ứng phó thiên tai cho vùng hạ du đập trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Hồ chứa nước là gì? Việc lưu trữ hồ sơ công trình hồ chứa nước được thực hiện theo quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ chứa nước
303 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ chứa nước

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ chứa nước

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào