Đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên có cần phải cắm mốc chỉ giới không? Ai có trách nhiệm xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới?
- Đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên có cần phải cắm mốc chỉ giới không?
- Ai có trách nhiệm xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên?
- Chủ sở hữu đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên nộp hồ sơ cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện bằng hình thức nào?
Đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên có cần phải cắm mốc chỉ giới không?
Đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên có cần phải cắm mốc chỉ giới không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
1. Các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới
a) Đập của hồ chứa thủy điện có dung tích từ 500.000 m3 trở lên;
b) Đập có chiều cao từ 15 m trở lên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên phải cắm mốc chỉ giới.
Đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên có cần phải cắm mốc chỉ giới không? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên?
Ai có trách nhiệm xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
…
2. Xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới
Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập.
3. Nội dung phương án cắm mốc chỉ giới
a) Xác định vùng phụ cận bảo vệ đập theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Xác định vị trí cắm mốc;
c) Quy cách mốc;
d) Quản lý mốc.
…
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên.
Chủ sở hữu đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên nộp hồ sơ cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện bằng hình thức nào?
Chủ sở hữu đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên nộp hồ sơ cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện bằng hình thức theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:
Cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện
…
4. Phê duyệt phương án cắm mốc chỉ giới
a) Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập. Hồ sơ gồm văn bản đề nghị phê duyệt và phương án cắm mốc chỉ giới;
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện để hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;
b) Trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thẩm định;
c) Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và đặc điểm nơi xây dựng đập, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt. Trường hợp nội dung phương án cắm mốc chỉ giới không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành hoặc không phù hợp với đặc điểm nơi xây dựng đập, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành văn bản yêu cầu chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện điều chỉnh, bổ sung phương án cắm mốc chỉ giới;
d) Đối với đập có phạm vi bảo vệ thuộc địa bàn một huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xây dựng đập phê duyệt.
5. Tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới
a) Ngay sau khi phương án cắm mốc chỉ giới được phê duyệt, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập để tổ chức cắm mốc chỉ giới theo phương án được duyệt;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc cắm mốc, chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm bàn giao mốc giới cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xây dựng đập quản lý;
c) Trường hợp mốc chỉ giới bị mất hoặc hư hỏng, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mốc giới bị mất hoặc hư hỏng phải thông báo cho chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện biết để thay thế.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên nộp hồ sơ cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện bằng hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhân viên bán hàng là gì? Công ty có thể tuyển dụng nhân viên bán hàng theo những hình thức nào?
- Mọi trường hợp CSGT dừng xe người tham gia giao thông thì đều xử lý vi phạm giao thông đúng không?
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?