Đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai huyện trở lên là gì? Việc kiểm định an toàn đập thủy điện được thực hiện như thế nào?

Tôi có câu hỏi là đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai huyện trở lên là gì?Việc kiểm định an toàn đập thủy điện được thực hiện như thế nào? Tôi mong mình nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.H đến từ Đồng Nai.

Đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai huyện trở lên là gì?

Đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai huyện trở lên được giải thích tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 09/2019/TT-BCT như sau:

Đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai xã, hai huyện, hai tỉnh trở lên là đập thủy điện có phạm vi bảo vệ đập nằm trên địa bàn hai xã thuộc một huyện, hai huyện thuộc một tỉnh, hai xã hoặc hai huyện thuộc hai tỉnh trở lên.

Như vậy, theo quy định trên thì đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai huyện trở lên là đập thủy điện có phạm vi bảo vệ đập nằm trên địa bàn hai huyện thuộc một tỉnh.

Đập thủy điện

Đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai huyện trở lên là gì? (Hình từ Internet)

Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập thủy điện của Bộ Công Thương do ai thành lập?

Hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập thủy điện của Bộ Công Thương do ai thành lập, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 09/2019/TT-BCT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 17 Thông tư 42/2019/TT-BCT như sau:

Hội đồng Tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện của Bộ Công Thương
1. Hội đồng Tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập theo đề xuất của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
2. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là cơ quan thường trực, có trách nhiệm thành lập Tổ Tư vấn hỗ trợ kỹ thuật giúp việc cho Hội đồng Tư vấn đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trong việc kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc trách nhiệm kiểm tra, đánh giá của Bộ Công Thương.
3. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm lập Báo cáo đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp trước ngày 01 tháng 3 hằng năm đối với đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng ở khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; trước ngày 01 tháng 6 hằng năm đối với khu vực Nam Trung Bộ. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục VI Thông tư này.

Như vậy, theo quy định trên thì hội đồng tư vấn đánh giá an toàn đập thủy điện của Bộ Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập theo đề xuất của Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

Việc kiểm định an toàn đập thủy điện được thực hiện như thế nào?

Việc kiểm định an toàn đập thủy điện được thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 09/2019/TT-BCT như sau:

Kiểm định an toàn đập thủy điện
Việc kiểm định an toàn đập thủy điện theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP được thực hiện đối với đập chính và các đập phụ của hồ chứa.

Theo đó tại Điều 18 Nghị định 114/2018/NĐ-CP như sau:

Kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
1. Kiểm định lần đầu thực hiện trong năm thứ ba kể từ ngày tích nước đến mực nước dâng bình thường hoặc trong năm thứ năm kể từ ngày tích nước.
2. Kiểm định định kỳ 5 năm kể từ lần kiểm định gần nhất đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, lớn và vừa.
3. Kiểm định đột xuất
a) Khi phát hiện có hư hỏng, xuống cấp, không đảm bảo an toàn cho đập, hồ chứa nước;
b) Khi cần có cơ sở để quyết định kéo dài thời hạn sử dụng của công trình đối với đập, hồ chứa nước hết tuổi thọ thiết kế hoặc làm cơ sở cho việc sửa chữa, nâng cấp đập, hồ chứa nước;
c) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Thẩm quyền quyết định kiểm định đột xuất
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy lợi quan trọng đặc biệt; đập, hồ chứa thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ có liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
b) Bộ Công Thương quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa thủy điện quan trọng đặc biệt và đập, hồ chứa thủy điện được xây dựng trên địa bàn 02 tỉnh trở lên;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kiểm định đột xuất đập, hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, trừ đập, hồ chứa nước quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
5. Nội dung chính kiểm định an toàn đập, hồ chứa nước
a) Đối với đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt và lớn: Kiểm tra, phân tích tài liệu quan trắc đập, hồ chứa nước; khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước;
b) Đối với đập, hồ chứa nước vừa, nhỏ: Khảo sát, thăm dò ẩn họa, khuyết tật công trình; kiểm tra tình trạng sạt lở, bồi lắng lòng hồ chứa nước; kiểm tra khả năng xả lũ của hồ chứa nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành, tài liệu khí tượng thuỷ văn và các thay đổi về lưu vực đã được cập nhật; đánh giá chất lượng và an toàn của đập, hồ chứa nước.
6. Trách nhiệm kiểm định an toàn đập, hồ chứa thủy lợi
a) Tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa thủy lợi có trách nhiệm thực hiện kiểm định theo đề cương được phê duyệt;
b) Chủ quản lý đập, hồ chứa thủy lợi thẩm định đề cương, dự toán, kết quả kiểm định, phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu đập, hồ chứa nước phê duyệt; gửi kết quả kiểm định đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện có trách nhiệm tổ chức kiểm định, phê duyệt đề cương và kết quả kiểm định theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm định về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xây dựng đập, hồ chứa thủy điện và Bộ Công Thương.

Theo đó, việc kiểm định an toàn đập thủy điện được thực hiện theo các quy định như trên.

Đập thủy điện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mục đích xây dựng đập thủy điện là gì? Hoạt động kiểm tra an toàn đập thủy điện thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Những vùng bị ngập lụt khi xả lũ, vỡ đập được xác định là vùng nào? Các nguyên tắc quản lý an toàn đập thủy điện?
Pháp luật
Đập thủy điện có chiều cao từ 15m trở lên có cần phải cắm mốc chỉ giới không? Ai có trách nhiệm xây dựng phương án cắm mốc chỉ giới?
Pháp luật
Đập thủy điện được xây dựng trên địa bàn hai huyện trở lên là gì? Việc kiểm định an toàn đập thủy điện được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các trường hợp nào phải cắm mốc chỉ giới xác định phạm vi bảo vệ đập thủy điện? Quy định về tổ chức cắm mốc chỉ giới và quản lý mốc chỉ giới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đập thủy điện
617 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đập thủy điện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đập thủy điện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào