Đất cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê có nguồn gốc từ đâu? Đất giải phóng mặt bằng cho thuê đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa được bồi thường bao nhiêu?
Đất cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê có nguồn gốc từ đâu?
Tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 69/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2014/NĐ-CP có quy định liên quan đến việc cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê đất như sau:
“Điều 6. Cho thuê đất
1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa theo hình thức cho thuê đất miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thuê trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
..."
Theo đó, đất cho cơ sở thực hiện xã hội hóa thuê là đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình xã hội hóa.
Tải về mẫu đơn đề nghị giảm tiền thuê đất mới nhất 2023: Tại Đây
Đất giải phóng mặt bằng cho thuê đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa được bồi thường bao nhiêu?
Đất giải phóng mặt bằng cho thuê đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa được bồi thường bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 69/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2014/NĐ-CP, việc xử lý tiền bồi thường và giải phóng mặt bằng được quy định cụ thể như sau:
“Điều 6. Cho thuê đất
...
5. Xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ khả năng ngân sách địa phương để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư thuê để thực hiện dự án xã hội hóa;
b) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không cân đối được ngân sách địa phương để thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư thuê để thực hiện dự án xã hội hóa thì việc xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện như sau:
- Trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thực hiện của dự án thì cơ sở thực hiện xã hội hóa hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và khoản chi phí này được tính vào vốn đầu tư của dự án;
- Trường hợp thuộc đối tượng được miễn, giảm một phần hoặc không được miễn, giảm tiền thuê đất thì cơ sở thực hiện xã hội hóa hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào ngân sách nhà nước và khoản chi phí này được trừ vào số tiền thuê đất phải nộp (đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê) hoặc được quy đổi ra số năm, tháng đã nộp tiền thuê đất (đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm) theo quy định tại pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước nhưng không vượt quá tiền thuê đất phải nộp hoặc thời gian phải nộp tiền thuê đất của dự án. Số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
c) Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước cho thuê đất tự nguyện ứng trước tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng cho Nhà nước để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thì việc xử lý tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng như sau:
- Trường hợp thuộc đối tượng được miễn tiền thuê đất cho cả thời gian thực hiện của dự án thì cơ sở thực hiện xã hội hóa được tính chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào vốn đầu tư của dự án;
- Trường hợp thuộc đối tượng được miễn, giảm một phần hoặc không được miễn, giảm tiền thuê đất thì cơ sở thực hiện xã hội hóa được trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt vào số tiền thuê đất phải nộp (đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê) hoặc được quy đổi ra số năm, tháng đã nộp tiền thuê đất (đối với trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm) theo quy định tại pháp luật về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước nhưng không vượt quá tiền thuê đất phải nộp hoặc thời gian phải nộp tiền thuê đất của dự án. Số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
d) Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản này gồm tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng."
Như vậy, tiền bồi thường giải phóng mặt bằng gồm tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, được xác định dựa trên khả năng ngân sách địa phương thực tế.
Cơ sở thực hiện xã hội hóa nếu có nhu cầu tự nguyện nộp tiền thuê đất thì có được trừ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng không?
Tại khoản 6 Điều 6 Nghị định 69/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 59/2014/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
“Điều 6. Cho thuê đất
...
6. Trường hợp cơ sở thực hiện xã hội hóa được Nhà nước cho thuê đất dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và được miễn tiền thuê đất cho toàn bộ thời gian thực hiện dự án hoặc được miễn tiền thuê đất cho một số năm theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này nhưng có nguyện vọng được nộp tiền thuê đất (không áp dụng chính sách ưu đãi) thì tiền thuê đất phải nộp được xác định theo chính sách và giá đất tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép nộp tiền. Tiền thuê đất được xác định cho thời hạn sử dụng đất là thời gian còn lại của dự án đầu tư. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có các quyền đối với giá trị quyền thuê đất của thời hạn sử dụng đất còn lại theo quy định của pháp luật về đất đai tương ứng với hình thức sử dụng đất.
Trong trường hợp này, cơ sở thực hiện xã hội hóa được trừ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt còn lại (chưa phân bổ vào chi phí dự án) vào tiền thuê đất phải nộp, tối đa không vượt quá tiền thuê đất phải nộp; được tính giá trị quyền sử dụng đất thuê vào giá trị tài sản của dự án đầu tư và có các quyền và nghĩa vụ như tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với thời hạn sử dụng đất còn lại theo quy định của pháp luật về đất đai."
Như vậy, trường hợp này, cơ sở thực hiện xã hội hóa được trừ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có) theo phương án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt còn lại (chưa phân bổ vào chi phí dự án) vào tiền thuê đất phải nộp, tối đa không vượt quá tiền thuê đất phải nộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?
- Công ty thông tin tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý có phải tổ chức lại công ty thông tin tín dụng không?
- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được thu thập từ những nguồn nào?