Dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng bị thu hồi hoặc hủy trong những trường hợp nào?
Dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được sử dụng trong những trường hợp nào?
Theo Điều 8 Thông tư 138/2021/TT-BQP quy định về phạm vi sử dụng dấu nghiệp vụ như sau:
Phạm vi sử dụng dấu nghiệp vụ
1. Dấu Kiểm định sử dụng để đóng lên Giấy chứng nhận kiểm định và Lý lịch phương tiện đo cho trang bị Đo lường-Thử nghiệm đã kiểm định đạt yêu cầu. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
2. Dấu Hiệu chuẩn sử dụng để đóng lên Giấy chứng nhận hiệu chuẩn và Lý lịch phương tiện đo cho trang bị Đo lường-Thử nghiệm đã được hiệu chuẩn. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
3. Dấu Thử nghiệm sử dụng để đóng lên văn bản công bố kết quả thử nghiệm. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
4. Dấu Kẹp chì sử dụng để niêm phong trang bị Đo lường-Thử nghiệm, mẫu thử nghiệm.
Như vậy, các loại dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng sẽ được sử dụng trong từng trường hợp cụ thể như sau:
- Dấu Kiểm định sử dụng để đóng lên Giấy chứng nhận kiểm định và Lý lịch phương tiện đo cho trang bị Đo lường-Thử nghiệm đã kiểm định đạt yêu cầu. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
- Dấu Hiệu chuẩn sử dụng để đóng lên Giấy chứng nhận hiệu chuẩn và Lý lịch phương tiện đo cho trang bị Đo lường-Thử nghiệm đã được hiệu chuẩn. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
- Dấu Thử nghiệm sử dụng để đóng lên văn bản công bố kết quả thử nghiệm. Dùng mực dấu có màu đỏ tươi.
- Dấu Kẹp chì sử dụng để niêm phong trang bị Đo lường-Thử nghiệm, mẫu thử nghiệm.
Dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng (Hình từ Internet)
Dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được cấp theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 138/2021/TT-BQP quy định về cấp dấu nghiệp vụ như sau:
Cấp dấu nghiệp vụ
1. Dấu nghiệp vụ cấp cho cơ sở Đo lường-Chất lượng phù hợp với lĩnh vực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm được công nhận.
2. Nguyên tắc cấp dấu nghiệp vụ
a) Cấp mới các dấu nghiệp vụ cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được công nhận năng lực lần đầu.
b) Cấp thay thế dấu nghiệp vụ trong các trường hợp dấu cũ bị hỏng, không còn giá trị sử dụng.
c) Khi cấp dấu phải lập biên bản giao, nhận con dấu. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ phải có mẫu con dấu và ghi rõ tình trạng con dấu vào cột “Ghi chú” của Biên bản. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ lập thành hai bản; một bản lưu tại Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu và một bản gửi cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được cấp dấu.
Mẫu Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được cấp theo nguyên tắc sau:
- Cấp mới các dấu nghiệp vụ cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được công nhận năng lực lần đầu.
- Cấp thay thế dấu nghiệp vụ trong các trường hợp dấu cũ bị hỏng, không còn giá trị sử dụng.
- Khi cấp dấu phải lập biên bản giao, nhận con dấu. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ phải có mẫu con dấu và ghi rõ tình trạng con dấu vào cột “Ghi chú” của Biên bản. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ lập thành hai bản; một bản lưu tại Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu và một bản gửi cho cơ sở Đo lường-Chất lượng được cấp dấu.
Mẫu Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 138/2021/TT-BQP. Tải về.
Dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng bị thu hồi hoặc hủy trong những trường hợp nào?
Theo Điều 11 Thông tư 138/2021/TT-BQP, dấu nghiệp vụ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng bị thu hồi hoặc hủy trong những trường hợp sau đây:
- Thu hồi dấu nghiệp vụ
Dấu nghiệp vụ phải thu hồi, gồm: Dấu cũ bị hỏng sau khi cấp thay thế; dấu của cơ sở Đo lường-Chất lượng bị hủy bỏ công nhận năng lực hoặc bị giải thể.
Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đầu mối Ngành thu hồi dấu và nộp dấu về Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu trong thời gian 30 ngày kể từ khi cơ sở Đo lường-Chất lượng được cấp dấu mới hoặc từ khi quyết định hủy bỏ công nhận năng lực hoặc quyết định giải thể có hiệu lực.
Khi thu hồi phải lập biên bản giao, nhận con dấu. Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ khi thu hồi phải ghi rõ tình trạng con dấu vào cột “Ghi chú” của Biên bản.
Biên bản giao, nhận con dấu nghiệp vụ lập thành hai bản; một bản lưu tại cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đầu mối Ngành và một bản gửi kèm theo dấu nghiệp vụ bị thu hồi.
- Hủy dấu nghiệp vụ
Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu tổ chức hủy dấu nghiệp vụ đã được thu hồi. Thành phần tổ hủy dấu gồm đại diện các cơ quan Quản lý Đo lường và cơ quan Hành chính-Hậu cần của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu.
Biên bản hủy dấu nghiệp vụ phải có mẫu dấu nghiệp vụ bị hủy (trường hợp con dấu cần hủy bị hỏng, vỡ không thể lấy mẫu dấu thì phải ghi rõ tình trạng thực tế vào cột “Ghi chú” của Biên bản) và được lưu trữ tại Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng/Bộ Tổng Tham mưu.
Khi hủy dấu của cơ sở Đo lường-Chất lượng bị hủy bỏ công nhận năng lực hoặc bị giải thể phải ghi rõ hủy giá trị sử dụng con dấu nghiệp vụ.
Mẫu Biên bản hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu nghiệp vụ quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 138/2021/TT-BQP. Tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương pháp xác định mức sử dụng năng lượng trong các cơ sở sản xuất sản phẩm nhựa từ ngày 1/4/2025 ra sao?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh Bảng A thế nào?
- Quà tết tặng cho nhân viên, người lao động có chịu thuế thu nhập cá nhân không? Cách tính số thuế từ quà tặng?
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?