Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ có những hình thức nào?
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ có những hình thức nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ
1. Đấu thầu phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.
...
4. Hình thức đấu thầu
Đấu thầu trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
a) Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
b) Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
5. Việc xác định kết quả đấu thầu được thực hiện theo phương thức đấu thầu đơn giá.
6. Chủ thể tổ chức phát hành trực tiếp tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ hoặc tổ chức đấu thầu thông qua Sở giao dịch chứng khoán theo quy định của Bộ Tài chính.
Theo đó, đấu thầu phát hành là phương thức bán trái phiếu Chính phủ thông qua tổ chức đấu thầu về lãi suất cho đối tượng mua trái phiếu.
- Đấu thầu trái phiếu Chính phủ được thực hiện theo một trong hai hình thức sau:
+ Đấu thầu cạnh tranh lãi suất;
+ Đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Trường hợp phiên đấu thầu được tổ chức theo hình thức này, tổng khối lượng trái phiếu phát hành không cạnh tranh lãi suất đảm bảo không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu trong phiên đấu thầu.
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là gì? Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ có những hình thức nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng tham gia đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ là ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Nghị định 95/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đấu thầu phát hành trái phiếu Chính phủ
...
3. Đối tượng tham gia đấu thầu: Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định này. Các đối tượng khác quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường.
...
Như vậy, đối tượng tham gia đấu thầu gồm:
- Nhà tạo lập thị trường theo quy định tại Mục 4 Chương II Nghị định 95/2018/NĐ-CP.
- Các đối tượng sau mua trái phiếu Chính phủ theo phương thức đấu thầu thông qua các nhà tạo lập thị trường:
+ Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;
+ Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 83/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ
1. Phát hành riêng lẻ là phương thức bán trực tiếp trái phiếu Chính phủ cho từng đối tượng mua hoặc lựa chọn ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm đại lý phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi tắt là đại lý phân phối) cho đối tượng mua.
2. Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành;
e) Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).
3. Bộ Tài chính chấp thuận phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ theo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trên cơ sở phương án phát hành riêng lẻ được Bộ Tài chính chấp thuận, Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện. Trường hợp lựa chọn đại lý phân phối, việc lựa chọn và ký hợp đồng với đại lý phân phối thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều này.
5. Điều kiện làm đại lý phân phối:
a) Là các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, có chức năng cung cấp dịch vụ đại lý phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
b) Có mạng lưới hoạt động đáp ứng việc phân phối và thanh toán trái phiếu Chính phủ
...
Theo đó, kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
+ Đối tượng mua trái phiếu;
+ Khối lượng dự kiến phát hành;
+ Kỳ hạn trái phiếu;
+ Lãi suất dự kiến;
+ Thời gian dự kiến phát hành;
+ Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?