Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là gì và có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không?
Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là gì và có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không?
Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Đầu tư cho giáo dục
1. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; ưu tiên đầu tư cho phổ cập giáo dục, phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có khu công nghiệp.
Nhà nước khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư cho giáo dục.
3. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 (được bổ sung bởi khoản 5 Điều 3 Luật sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự 2022 và khoản 1 Điều 2 Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi 2022).
Từ các quy định nêu trên thì đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
Xem toàn bộ Xem toàn bộ danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện mới nhất 2023: TẢI VỀ
Đầu tư trong lĩnh vực giáo dục là gì và có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện hay không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm những ai?
Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục 2019 như sau:
Nhà đầu tư
1. Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
a) Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
b) Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
2. Quyền và trách nhiệm của nhà đầu tư được quy định như sau:
a) Thông qua kế hoạch phát triển nhà trường theo quy định của pháp luật do hội đồng trường đề xuất;
b) Quyết định tổng vốn góp của nhà đầu tư, dự án đầu tư phát triển trường, việc huy động vốn đầu tư (nếu có); phương án sử dụng phần chênh lệch thu, chi hằng năm hoặc phương án xử lý lỗ của nhà trường; thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
c) Bầu hoặc cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
d) Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động của hội đồng trường;
đ) Quyết định ban hành, sửa đổi, bổ sung quy chế tài chính; thông qua nội dung liên quan đến tài chính, tài sản trong quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
e) Góp vốn đầy đủ, đúng hạn, giám sát việc góp vốn vào nhà trường theo đề án thành lập;
g) Xem xét, xử lý vi phạm gây thiệt hại của hội đồng trường theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường;
h) Quyết định tổ chức lại, giải thể nhà trường theo quy định của pháp luật;
i) Công khai danh sách tổ chức và cá nhân góp vốn đầu tư trên trang thông tin điện tử của nhà trường;
k) Nhà đầu tư thành lập trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận được vinh danh về công lao góp vốn đầu tư thành lập, xây dựng và phát triển trường.
3. Nhà đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục được lựa chọn một trong các phương thức sau đây:
a) Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp để tổ chức kinh tế thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này;
b) Trực tiếp đầu tư thành lập cơ sở giáo dục tư thục theo quy định của Luật này.
Theo đó, nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực giáo dục bao gồm:
- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là gì?
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được giải thích theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
...
Như vậy, ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?