Đầu tư xây dựng hồ chứa nước phải đáp ứng những yêu cầu nào? Chủ đầu tư xây dựng đập hồ chứa nước cần lập phương án gì trong quá trình thi công?
Đầu tư xây dựng hồ chứa nước phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Đầu tư xây dựng hồ chứa nước phải đáp ứng những yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 18 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước
1. Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 17 của Luật này và các quy định sau đây:
a) Việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý an toàn đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng;
b) Quy trình vận hành cửa van, quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình phải được lập, phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế và bàn giao cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước khi bàn giao đưa công trình vào khai thác;
c) Đối với tràn xả lũ của đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;
d) Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước.
…
Theo đó, đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước phải đáp ứng yêu cầu quy định sau đây:
– Phù hợp với quy hoạch thủy lợi;
– Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;
– Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;
– Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;
– Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;
– Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;
– Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
– Việc bố trí tổng thể và thiết kế kết cấu đập phải tạo thuận lợi cho công tác quản lý an toàn đập, ứng cứu đập khi xảy ra sự cố và bảo trì, nâng cấp, sửa chữa khi công trình bị hư hỏng;
– Quy trình vận hành cửa van, quy trình bảo trì cho từng hạng mục công trình phải được lập, phê duyệt cùng với hồ sơ thiết kế và bàn giao cho chủ quản lý đập, hồ chứa nước khi bàn giao đưa công trình vào khai thác;
– Đối với tràn xả lũ của đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết phải lắp đặt hệ thống giám sát vận hành; thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước;
– Đối với đập, hồ chứa nước lớn có tràn tự do phải lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập; thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực hồ chứa nước.
Chủ đầu tư xây dựng hồ chứa nước cần lập phương án gì trong quá trình thi công?
Theo khoản 2 Điều 18 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước
….
2. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Dẫn chiếu theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về thiết kế, thi công xây dựng đập, hồ chứa nước
….
4. Trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm:
a) Lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập theo quy định tại Điều 6 Nghị định này, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Tổ chức lập, phê duyệt và thực hiện phương án ứng phó thiên tai theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống thiên tai.
Theo đó, trong quá trình thi công, chủ đầu tư xây dựng đập, hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập quy định tại Điều 6 Nghị định 114/2018/NĐ-CP, cụ thể:
Nội dung phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
1. Tóm tắt đặc điểm, tình hình xây dựng, các mốc tiến độ chặn dòng, vượt lũ, tiến độ thi công của đập, hồ chứa nước và các hạng mục công trình có liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai.
2. Dự kiến tình huống mất an toàn đập, hồ chứa nước, vùng hạ du và giải pháp ứng phó.
3. Nguồn lực tổ chức thực hiện phương án.
Theo Điều 22 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (bởi khoản 24 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định về phương án ứng phó thiên tai như sau:
Phương án ứng phó thiên tai
1. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai có khả năng xảy ra tại địa phương và lĩnh vực quản lý;
b) Năng lực ứng phó thiên tai của tổ chức, cá nhân;
c) Khả năng phối hợp và hỗ trợ của các lực lượng và chính quyền các cấp.
2. Phương án ứng phó thiên tai bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm;
b) Sơ tán, bảo vệ người, tài sản, bảo vệ sản xuất;
c) Bảo đảm an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc;
d) Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng tránh, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Nguồn nhân lực ứng phó thiên tai;
e) Dự trữ vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm.
3. Phương án ứng phó thiên tai được xây dựng ở địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan, tổ chức khác; phương án ứng phó thiên tai được rà soát, điều chỉnh, bổ sung hằng năm.
4. Trách nhiệm hướng dẫn, xây dựng, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai được quy định như sau:
a) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với các cấp độ rủi ro thiên tai;
b) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai của cơ quan, đơn vị mình, gửi đến Ủy ban nhân dân địa phương có liên quan trên địa bàn và cơ quan cấp trên để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai, gửi phương án ứng phó thiên tai đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để phối hợp chỉ đạo thực hiện;
d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó thiên tai phù hợp với đặc điểm thiên tai của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để phối hợp chỉ đạo thực hiện. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án ứng phó thiên tai về Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn để theo dõi và phối hợp chỉ đạo thực hiện.
Ai có thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập?
Theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 114/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm định, phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập trong quá trình thi công
…
5. Thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập
a) Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này; phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Theo đó, thẩm quyền phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình, vùng hạ du đập được quy định cụ thể trong những trường hợp sau:
– Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn 01 xã;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 xã trở lên thuộc một huyện;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn, trừ quy định tại điểm a, điểm b khoản này; phê duyệt phương án đối với đập, hồ chứa nước và vùng hạ du đập trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên sau khi lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?