Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các trường nào?
Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các trường nào?
Căn cứ theo Mục II Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 quy định:
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Đối tượng
- Học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;
- Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.
2. Phạm vi
- Các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc;
- Các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Theo đó đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp được áp dụng cho học sinh, sinh viên đang học tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc.
Đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp áp dụng cho đối tượng học sinh, sinh viên tại các trường nào? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 là gì?
Tại Mục I Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 quy định về mục tiêu của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên như sau:
MỤC TIÊU ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2020:
- 100% các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp;
- Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thực, được trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp trước khi tốt nghiệp;
- 100% các đại học, học viện, trường đại học, 50% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
b) Mục tiêu đến năm 2025:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên;
- Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;
- 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Theo đó mục tiêu của đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp là: thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường.
Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Bên cạnh đó đến năm 2025 hướng tới các mục tiêu sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên;
- Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp;
- 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện đề án hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Mục IV Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017 có quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Là cơ quan thường trực của Đề án, chủ trì xây dựng chương trình kế hoạch triển khai các nội dung của Đề án theo từng giai đoạn, hướng dẫn, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án. Định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tình hình triển khai Đề án;
- Chủ trì tổ chức xây dựng tài liệu giáo dục khởi nghiệp, tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên, tài liệu đào tạo cán bộ tư vấn hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, tài liệu đào tạo giáo viên hướng nghiệp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp của các đại học, học viện, trường đại học, trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1; các điểm b, d, đ khoản 2; các điểm d, e, g khoản 3, điểm c khoản 4 Mục III Điều 1 Quyết định 1665/QĐ-TTg năm 2017;
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật cần thiết để hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các đại học, học viện, trường đại học, trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?