Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ là gì?
- Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ là gì?
- Có bao nhiêu tiêu chí xây dựng chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ?
- Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ được xây dựng như thế nào?
Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ là gì?
Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ là gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
1. Chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công - tư, đồng tài trợ (sau đây viết tắt là chương trình PPP) là nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thí điểm triển khai dưới hình thức tập hợp các đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, dự án khoa học và công nghệ (gọi chung là đề tài, dự án) do các đối tác công và đối tác tư cùng nhau xác định, ký hợp đồng đối tác công - tư thực hiện và khai thác, sử dụng các kết quả tạo ra;
2. Đề án khung chương trình PPP là thuyết minh tổng thể chương trình PPP do các đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan khác cùng nhau xây dựng;
Theo đó, Đề án khung khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ là thuyết minh tổng thể chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ (sau đây viết tắt là chương trình PPP) do các đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan khác cùng nhau xây dựng;
Có bao nhiêu tiêu chí xây dựng chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ?
Theo Điều 4 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Tiêu chí xây dựng chương trình PPP
1. Giải quyết những vấn đề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhóm ngành kinh tế; phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên; góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết.
2. Sản phẩm khoa học và công nghệ tạo ra từ chương trình PPP phục vụ một trong các định hướng lớn sau: phát triển hướng công nghệ ưu tiên; phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của quốc gia hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong một hoặc một số lĩnh vực giai đoạn 05 năm hoặc 10 năm. Kết quả dự kiến đạt được phải thể hiện tính mới, tính tiên tiến, có khả năng ứng dụng và phù hợp với các mục tiêu của chương trình PPP.
3. Nội dung của chương trình PPP bao gồm các đề tài, dự án có quan hệ với nhau và phù hợp với nguồn lực khoa học và công nghệ của đối tác công và đối tác tư.
4. Đối tác công và đối tác tư đóng góp nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, tài chính và các nguồn lực khác để thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP, trong đó đối tác tư cam kết đóng góp nguồn lực không dưới 40% tổng nguồn lực của các bên cam kết dành thực hiện chương trình PPP.
Căn cứ quy định trên thì có 04 tiêu chí xây dựng chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ, bao gồm:
- Giải quyết những vấn đề có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, nhóm ngành kinh tế; phát triển các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên; góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội cấp thiết.
- Sản phẩm khoa học và công nghệ tạo ra từ chương trình PPP phục vụ một trong các định hướng lớn sau:
+ Phát triển hướng công nghệ ưu tiên;
+ Phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực của quốc gia hoặc phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ trong một hoặc một số lĩnh vực giai đoạn 05 năm hoặc 10 năm.
Kết quả dự kiến đạt được phải thể hiện tính mới, tính tiên tiến, có khả năng ứng dụng và phù hợp với các mục tiêu của chương trình PPP.
- Nội dung của chương trình PPP bao gồm các đề tài, dự án có quan hệ với nhau và phù hợp với nguồn lực khoa học và công nghệ của đối tác công và đối tác tư.
- Đối tác công và đối tác tư đóng góp nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực, tài chính và các nguồn lực khác để thực hiện đề tài, dự án thuộc chương trình PPP, trong đó đối tác tư cam kết đóng góp nguồn lực không dưới 40% tổng nguồn lực của các bên cam kết dành thực hiện chương trình PPP.
Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ được xây dựng như thế nào?
Theo Điều 6 Thông tư 11/2017/TT-BKHCN quy định như sau:
Xây dựng đề án khung
1. Bộ, ngành, địa phương, các định chế tài chính, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, các tổ chức hợp tác phát triển song phương và đa phương, tổ chức, cá nhân khác (gọi chung là các bên) trao đổi, thống nhất cùng xây dựng đề xuất chương trình PPP mà các bên mong muốn và cam kết huy động nguồn lực cùng thực hiện. Đề xuất chương trình PPP thực hiện theo quy định tại Mẫu B1-ĐXCT-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
2. Đầu mối tiếp nhận đề xuất chương trình PPP của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện xác định sơ bộ về nội dung và lĩnh vực, đề xuất Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn phù hợp chủ trì, phối hợp với đại diện của đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan quy định tại khoản 1 Điều này nghiên cứu, xây dựng đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu B2-ĐAK-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Căn cứ trên quy định, Đề án khung chương trình khoa học và công nghệ thực hiện thí điểm theo cơ chế đối tác công tư, đồng tài trợ được xây dựng như sau:
- Bộ, ngành, địa phương, các định chế tài chính, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, các tổ chức hợp tác phát triển song phương và đa phương, tổ chức, cá nhân khác trao đổi, thống nhất cùng xây dựng đề xuất chương trình PPP mà các bên mong muốn và cam kết huy động nguồn lực cùng thực hiện.
Đề xuất chương trình PPP thực hiện theo quy định tại Mẫu B1-ĐXCT-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BKHCN và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Đầu mối tiếp nhận đề xuất chương trình PPP của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện xác định sơ bộ về nội dung và lĩnh vực, đề xuất Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ giao cơ quan đầu mối quản lý chuyên môn phù hợp chủ trì, phối hợp với đại diện của đối tác công, đối tác tư và các bên liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án khung chương trình PPP theo quy định tại Mẫu B2-ĐAK-PPP Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 11/2017/TT-BKHCN.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?