Để bổ sung nguồn lực thông tin cho Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao, tài liệu nộp lưu chiểu gồm những gì?
- Để bổ sung nguồn lực thông tin cho Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao, tài liệu nộp lưu chiểu gồm những gì?
- Chủ nhiệm đề tài khoa học có thuộc đối tượng nộp lưu chiểu tài liệu về Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao không?
- Chủ nhiệm đề tài khoa học phải nộp lưu chiểu tài liệu về Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao bao nhiêu bộ? Hình thức nộp như thế nào?
Để bổ sung nguồn lực thông tin cho Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao, tài liệu nộp lưu chiểu gồm những gì?
Căn cứ theo điểm 3.1 khoản 3 Điều 4 Quy chế Hoạt động Trung tâm Tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao Ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Các hình thức bổ sung
...
3. Lưu chiểu
Lưu chiểu là việc nộp tài liệu về Trung tâm để lưu giữ, bảo quản và phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức, học viên và sinh viên trong hệ thống Tòa án nhân dân tối cao. Tài liệu lưu chiểu là nguồn lực thông tin quan trọng và mang tính đặc thù của Tòa án. Trung tâm và các đơn vị, cá nhân thuộc hệ thống Tòa án có trách nhiệm thực hiện lưu chiểu tài liệu.
3.1. Các loại tài liệu lưu chiểu
Tài liệu nộp lưu chiểu gồm: luận án, luận văn, sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên và các xuất bản phẩm, bao gồm cả xuất bản phẩm điện tử.
...
Lưu chiểu là việc nộp tài liệu về Trung tâm để lưu giữ, bảo quản và phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức, học viên và sinh viên trong hệ thống Tòa án nhân dân tối cao. Tài liệu lưu chiểu là nguồn lực thông tin quan trọng và mang tính đặc thù của Tòa án. Trung tâm và các đơn vị, cá nhân thuộc hệ thống Tòa án có trách nhiệm thực hiện lưu chiểu tài liệu.
Để bổ sung nguồn lực thông tin cho Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao, tài liệu nộp lưu chiểu gồm: luận án, luận văn, sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp cơ sở trở lên và các xuất bản phẩm, bao gồm cả xuất bản phẩm điện tử.
Trung tâm tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm đề tài khoa học có thuộc đối tượng nộp lưu chiểu tài liệu về Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao không?
Căn cứ theo điểm 3.2 khoản 3 Điều 4 Quy chế Hoạt động Trung tâm Tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao Ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Các hình thức bổ sung
...
3. Lưu chiểu
...
3.2. Đối tượng và thời hạn nộp lưu chiểu
a. Các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân tối cao đã được cấp phép in, xuất bản, phát hành các xuất bản phẩm, xuất bản phẩm điện tử hoàn thành nộp lưu chiểu trong thời gian 15 ngày tính từ ngày xuất bản;
b. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Tòa án nhân dân tối cao đứng tên tác giả các công trình nghiên cứu khoa học được xuất bản trong và ngoài nước dưới dạng xuất bản phẩm, xuất bản phẩm điện tử hoàn thành nộp lưu chiểu trong thời gian 30 ngày tính từ ngày xuất bản;
c. Chủ nhiệm đề tài khoa học từ cấp cơ sở trở lên hoàn thành nộp lưu chiểu trong thời gian 30 ngày tính từ ngày đánh giá nghiệm thu đề tài đạt.
d. Cán bộ, công chức, viên chức thuộc Tòa án nhân dân tối cao tốt nghiệp sau đại học tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước hoàn thành nộp lưu chiểu trong thời gian 45 ngày tính từ ngày bảo vệ đạt.
đ. Học viên tốt nghiệp sau đại học tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam hoàn thành nộp lưu chiểu trong thời gian 45 ngày tính từ ngày bảo vệ đạt.
Theo quy định trên, chủ nhiệm đề tài khoa học từ cấp cơ sở trở lên hoàn thành nộp lưu chiểu trong thời gian 30 ngày tính từ ngày đánh giá nghiệm thu đề tài đạt.
Chủ nhiệm đề tài khoa học phải nộp lưu chiểu tài liệu về Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao bao nhiêu bộ? Hình thức nộp như thế nào?
Căn cứ theo điểm 3.3 khoản 3 Điều 4 Quy chế Hoạt động Trung tâm Tư liệu - Thư viện Tòa án nhân dân tối cao Ban hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-TANDTC năm 2021 quy định như sau:
Các hình thức bổ sung
...
3. Lưu chiểu
...
3.3. Hình thức và số lượng nộp lưu chiểu
3.3.1. Đối với các đối tượng quy định tại Điểm a, Khoản 3.2, Điều 4:
a. Sách giáo trình: Nộp 05 cuốn/1 tên sách
b. Sách tham khảo: Nộp 05 cuốn/1 tên sách
c. Sách tra cứu - từ điển: Nộp 05 cuốn/1 tên sách
d. Báo, tạp chí, bản tin: Nộp 05 bản/1 số
3.3.2. Đối với đối tượng quy định tại Điểm b, Khoản 3.2 Điều 4: Nộp 01 bản in hoặc 01 USB chứa nội dung của tài liệu.
3.3.3. Đối với đối tượng quy định tại Điểm c, Khoản 3.2 Điều 4: Nộp 01 bộ bản in gồm tóm tắt kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết đề tài, các minh chứng dưới dạng xuất bản phẩm hoặc xuất bản phẩm điện tử và 01 USB chứa nội dung của các tài liệu này.
...
Như vậy, chủ nhiệm đề tài khoa học phải nộp lưu chiểu tài liệu về Trung tâm Tư liệu Thư viện Tòa án nhân dân tối cao 01 bộ bản in gồm tóm tắt kết quả nghiên cứu, báo cáo tổng kết đề tài, các minh chứng dưới dạng xuất bản phẩm hoặc xuất bản phẩm điện tử và 01 USB chứa nội dung của các tài liệu này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế hệ Beta là gì? Năm khởi đầu của Thế hệ Beta là năm nào? Sinh vào năm khởi đầu của Thế hệ Beta là người thành niên năm bao nhiêu?
- Cột cần vươn là gì? Giá long môn, cột cần vươn trên đường cao tốc có bố trí biển chỉ dẫn với mục đích gì?
- Thực tiễn trong triết học là gì? Ví dụ về thực tiễn trong triết học? Nhiệm vụ của sinh viên khi học môn triết học?
- Tổng hợp mẫu đơn xin nghỉ việc dành cho công nhân, người lao động mới nhất hiện nay? Trường hợp không cần làm đơn xin nghỉ việc?
- Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Cách ghi Mẫu Chương trình theo Nghị định 30? Tải về Mẫu Chương trình?