Để cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà thì trình tự, thủ tục cần thực hiện như thế nào?
- Nhà ở cũ của cơ quan nhà nước là loại nhà như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước cần chuẩn bị những giấy tờ nào cho hồ sơ mua nhà của mình?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà như thế nào?
Nhà ở cũ của cơ quan nhà nước là loại nhà như thế nào theo quy định của pháp luật?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
1. Bảo đảm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí; việc cho thuê, cho thuê mua và bán nhà ở phải đúng đối tượng, đủ điều kiện, theo đúng quy định của Luật Nhà ở và Nghị định này.
2. Bảo đảm quản lý thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ, sự phân giao trách nhiệm quản lý rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3. Nhà ở được quản lý phải bảo đảm chất lượng và an toàn cho người sử dụng; trường hợp là nhà ở để phục vụ tái định cư thì còn phải tuân thủ các quy định tại Mục 1 Chương IV của Nghị định này.
4. Việc miễn, giảm tiền thuê, tiền mua nhà ở phải theo đúng quy định tại các Điều 59, 66, 67 và Điều 68 của Nghị định này, trừ đối tượng thuê nhà ở công vụ, nhà ở sinh viên, đối tượng thuê nhà ở thuộc diện quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 61 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 71 của Nghị định này.
5. Đối với nhà ở cũ là nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước và được bố trí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật (bao gồm cả nhà ở thuộc diện tự quản) thì phải thực hiện quản lý, bán, cho thuê theo đúng quy định của Nghị định này.
6. Mọi hành vi vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; trường hợp nhà ở thuộc diện bị thu hồi theo quy định tại Điều 84 của Luật Nhà ở và Nghị định này thì sau khi thu hồi, cơ quan quản lý nhà ở phải thực hiện quản lý, sử dụng nhà ở này theo đúng mục đích quy định.
Theo đó, nhà ở cũ của cơ quan nhà nước là nhà ở được tạo lập bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc sở hữu khác được chuyển sang xác lập thuộc sở hữu nhà nước và được bố trí sử dụng vào mục đích để ở theo quy định của pháp luật (bao gồm cả nhà ở thuộc diện tự quản).
Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà như thế nào?
Người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước cần chuẩn bị những giấy tờ nào cho hồ sơ mua nhà của mình?
Căn cứ tiểu mục 1.3 mục 1 Chương I Phần II Quyết định 705/QĐ-BXD quy định về hồ sơ mua nhà ở cũ của ở quan nhà nước như sau:
I. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
...
1.3. Thành phần hồ sơ, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 30/2021/NĐ-CP của Chính phủ;
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Giấy chứng minh công an nhân dân hoặc Giấy tờ chứng minh thuộc lực lượng quân đội nhân dân theo quy định của Bộ Quốc phòng của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận kết hôn;
- Giấy chứng nhận đối với phần diện tích nhà đất đã mua. Trường hợp chưa có Giấy chứng nhận thì phải có hợp đồng mua bán phần diện tích nhà ở đã ký kết với cơ quan có thẩm quyền.
- Người đề nghị nộp bản sao và xuất trình bản gốc giấy tờ chứng minh quy định nêu trên để cơ quan tiếp nhận đối chiếu (nếu nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực (nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện). Trường hợp cơ sở dữ liệu về dân cư, về đăng ký đầu tư, về doanh nghiệp được kết nối vận hành và công dân đã được cấp sổ định danh cá nhân thì được sử dụng sổ định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân nêu trên.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ
...
Theo đó người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, trong đó bao gồm:
- Đơn đề nghị mua nhà ở cũ;
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Giấy chứng minh công an nhân dân hoặc Giấy tờ chứng minh thuộc lực lượng quân đội nhân dân của người đề nghị mua nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm hộ khẩu gia đình hoặc Giấy chứng nhận kết hôn;
- Giấy chứng nhận đối với phần diện tích nhà đất đã mua hoặc hợp đồng mua bán phần diện tích nhà ở đã ký kết với cơ quan có thẩm quyền.
- Bản sao và xuất trình bản gốc giấy tờ chứng minh quy định nêu trên để cơ quan tiếp nhận đối chiếu (nếu nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực (nếu nộp hồ sơ qua đường bưu điện)
Trường hợp cơ sở dữ liệu về dân cư, về đăng ký đầu tư, về doanh nghiệp được kết nối vận hành và công dân đã được cấp sổ định danh cá nhân thì được sử dụng sổ định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân nêu trên.
Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ của cơ quan nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Quyết định 12/2017/QĐ-UBND (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Quyết định 26/2022/QĐ-UBND) quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà.
Hồ sơ và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà.
...
2. Trình tự, thủ tục giải quyết:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai có trách nhiệm:
- Kiểm tra hồ sơ; gửi số liệu địa chính đến Chi cục Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Làm thủ tục trình UBND cấp huyện (nơi có đất) ký cấp giấy chứng nhận sau khi người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng nộp đủ chứng từ chứng minh hoàn thành nghĩa vụ tài chính (đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính) hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính (đối với trường hợp được ghi nợ nghĩa vụ tài chính): Thực hiện vẽ, in giấy chứng nhận; luân chuyển hồ sơ để trình UBND cấp huyện ký giấy chứng nhận.
b) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, UBND cấp huyện có trách nhiệm ký cấp giấy chứng nhận.
c) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi UBND cấp huyện ký giấy chứng nhận, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội có trách nhiệm:
- Cập nhật, bổ sung việc cấp giấy chứng nhận vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và có văn bản gửi các cơ quan liên quan để cập nhật, chỉnh lý biến động quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính của Thành phố; đồng thời gửi thông báo (kèm theo danh sách người mua nhà ở đã được cấp giấy chứng nhận) và một (01) bản sao giấy chứng nhận cho Sở Xây dựng và đơn vị quản lý, vận hành nhà lưu để theo dõi.
- Thu phí, lệ phí theo quy định và trao giấy chứng nhận cho người được cấp.
...
Như vậy, trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước đã hoàn thành xong thủ tục mua nhà được thực hiện theo quy định nêu trên.
Trong khoản 08 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất của bạn thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?