Để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn cần nuôi cấy mẫu bệnh phẩm là dịch ruột lợn trong bao lâu?

Cho tôi hỏi ở phương pháp kiểm tra đặc tính sinh H2S phải được thực hiện như thế nào để xác định được vi khuẩn salmonella choleraesuis gây bệnh phó thương hàn lợn? Cần những thiết bị dụng cụ nào để thực hiện quá trình và mẫu bệnh phẩm (dịch ruột) dùng cho việc chẩn đoán cần được nuôi cấy trong bao lâu trước khi áp dụng phương pháp kiểm tra đặc tính sinh H2S?

Để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn cần dùng những thiết bi dụng cụ nào để hỗ trợ chẩn đoán?

Để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn cần dùng những thiết bi dụng cụ nào để hỗ trợ chẩn đoán?

Để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn cần dùng những thiết bi dụng cụ nào để hỗ trợ chẩn đoán? (Hình từ Internet)

Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về thiết bị dụng cụ như sau:

Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm sinh học và một số thiết bị, dụng cụ cụ thể như sau:
4.1. Tủ ấm, duy trì nhiệt độ 37 °C.
4.2. Tủ ấm, duy trì nhiệt độ 42 °C.
4.3. Nồi hấp, duy trì ở nhiệt độ 115°C, 121 °C.
4.4. Phiến kính, sạch.
4.5. Que cấy, vô trùng.
4.6. Ống nghiệm, sạch, vô trùng
4.7. Màng lọc, có kích thước lỗ lọc 0,45 μm.
4.8. Que cấy chích sâu, vô trùng.

Theo đó, thiết bị và dụng cụ dùng để hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn gồm:

- Tủ ấm, duy trì nhiệt độ 37 °C.

- Tủ ấm, duy trì nhiệt độ 42 °C.

- Nồi hấp, duy trì ở nhiệt độ 115°C, 121 °C.

- Phiến kính, sạch.

- Que cấy, vô trùng.

- Ống nghiệm, sạch, vô trùng

- Màng lọc, có kích thước lỗ lọc 0,45 μm.

- Que cấy chích sâu, vô trùng.

Để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn cần nuôi cấy mẫu bệnh phẩm là dịch ruột lợn trong bao lâu?

Theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về phân lập vi khuẩn như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2. Phân lập vi khuẩn
Bệnh phẩm được cấy vào các môi trường: môi trường nước thịt (xem 3.2), môi trường thạch máu (xem 3.1), môi trường chọn lọc (thạch MacConkey, thạch Brillian green, thạch XLD (xem 3.3)), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 37 °C (xem 4.1) trong 24 h.
Với những bệnh phẩm là phân, dịch ruột, dịch ngoáy họng hoặc bệnh phẩm phủ tạng nghi bị nhiễm tạp khuẩn, cấy vào môi trường tăng sinh như môi trường tetrathionate (xem 3.8), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 42 °C (xem 4.2) từ 36 h đến 48 h. Sau đó cấy chuyển vào môi trường thông thường và môi trường chọn Iọc.
Sau 24 h nuôi cấy, hình thái khuẩn lạc Salmonella trên các môi trường phân lập như sau:
Trên môi trường thạch máu (xem 3.1): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, mặt vồng và màu trắng hơi đục.
Trên môi trường thạch MacConkey (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, hình vòm màu trắng hơi đục.
Trên môi trường thạch Brillian green (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu hồng đậm.
Trên môi trường thạch XLD (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu đỏ có nhân đen.
Chọn khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trường thạch máu (xem 3.1), nước peptone (xem 3.4) hoặc môi trường nước thịt (xem 3.2), nuôi trong tủ ấm (xem 4.1) từ 18 h đến 24 h để kiểm tra đặc tính sinh hóa hay giám định vi khuẩn bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) (xem Phụ lục B).
...

Theo đó, đối với mẫu bệnh phẩm là dich ruột ở lợn cấy vào môi trường tăng sinh như môi trường tetrathionate, nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 42 °C (xem 4.2) từ 36 h đến 48 h.

Phương pháp đặc tính sinh H2S được thực hiện như thế nào để xác định được vi khuẩn salmonella choleraesuis gây bệnh phó thương hàn lợn?

Theo tiết 5.2.3.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về việc kiểm tra các đặc tính sinh hóa như sau:

Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.3. Xác định vi chuẩn
5.2.3.1. Kiểm tra các đặc tính sinh hóa
Bảng 1- Một số đặc tính sinh hóa đặc trưng của vi khuẩn Salmonella
Chú thích : Dương tính: + ; Âm tính: -; Phản ứng thay đổi: (±)
Kiểm tra các đặc tính sinh hóa theo quy định tại Phụ lục A.
Có thể sử dụng kit sinh hóa thương mại để định danh vi khuẩn Salmonella spp theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
...

Bên cạnh đó tại điểm A.3 Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về phương pháp kiểm tra đặc tính sinh H2S như sau:

PHỤ LỤC A
(Quy định)
Phương pháp kiểm tra các đặc tính sinh hóa
A.1. Phản ứng sinh lndol
A.1.1. Thuốc thử Kovac’s
Thành phần
Paradimetylaminobenzaldehyde 5g
Cồn amylic 75 ml
HCl đậm đặc 25 ml
Cách pha: Hòa dung dịch paradimetylaminobenzaldehyde vào cồn amylic cho tan hết và để trong tủ tạnh 4 °C. Thêm từ từ 5ml đến 10 ml HCl hòa đều rồi để tủ lạnh, sau đó lại tiếp tục đổ HCl cho đủ lượng.
Bảo quản thuốc thử trong lọ tối màu, ở 4 °C.
A.1.2. Cách tiến hành
Dùng que cấy (xem 4.5) lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trường nước peptone (xem 3.4) hoặc môi trường nước peptone (xem 3.4) có bổ sung tryptophan, nuôi trong tủ ấm (xem 4.1). Sau 24 h nuôi cấy, nhỏ từ 0,2 đến 0,3 ml dung dịch thuốc thử Kovac’s vào môi trường, lắc nhẹ.
Đọc kết quả như sau:
- Phản ứng dương tính: có vòng màu đỏ xuất hiện tại nơi tiếp giáp giữa thuốc thử và môi trường (sinh Indol).
- Phản ứng âm tính: không có vòng màu đỏ xuất hiện tại nơi tiếp giáp giữa thuốc thử và môi trường.
A.2. Sử dụng Citrate
Pha chế môi trường (thạch simon citrate) theo quy định của nhà sản xuất. Dùng que cấy (4.5) lấy khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào thạch simon citrate, nuôi trong tủ ấm (xem 4.1) từ 18 h đến 24 h. Vi khuẩn sử dụng citrate (dương tính) làm môi trường chuyển từ màu xanh lá cây sang màu xanh nước biển. Âm tính khi môi trường giữ nguyên màu xanh lá cây.
A.3. Đặc tính lên men đường glucose, lactose, sinh H2S
Chuẩn bị môi trường TSI hoặc Kligler (theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
Dùng que cấy chích sâu (xem 4.8) lấy chuẩn lạc nghi ngờ cấy thẳng (chính giữa phần thạch đứng) xuống đáy ống nghiệm chứa môi trường TSI hoặc Kligler, rút dần que cấy lên và tiếp tục cấy trên bề mặt nghiêng, nuôi trong tủ ấm (xem 4.1), sau 24 h kiểm tra.
Lên men đường lactoza:
- Dương tính: Mặt nghiêng màu vàng.
- Âm tính: Mặt nghiêng màu hồng.
Lên men đường glucose:
- Dương tính: Phần thạch đứng màu vàng.
- Âm tính: Phần thạch đứng màu hồng.
Khả năng sinh H2S:
- Dương tính: Đáy ống nghiệm có màu đen.
- Âm tính: Đáy ống nghiệm không có màu đen.
....

Như vậy, phương pháp kiểm tra đặc tính sinh H2S để xác định vi khuẩn salmonella choleraesuis gây bệnh phó thương hàn lợn được thực hiện quy định nêu trên.

Khả năng sinh H2S cho kết quả âm tính khi đáy ống nghiệm không có màu đen, nếu âm tính tình xác định vi khuẩn gây bệnh phó thương hàn ở lợn là vi khuẩn salmonella choleraesuis.

Bệnh phó thương hàn lợn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn cần nuôi cấy mẫu bệnh phẩm là dịch ruột lợn trong bao lâu?
Pháp luật
Dùng phương pháp PCR để chẩn đoán bệnh phó thương hàn lợn thì cần dùng những nguyên liệu nào?
Pháp luật
Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi? Lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn sống như thế nào?
Pháp luật
Đối với lợn chết nghi mắc bệnh phó thương hàn lợn thì có thể sử dụng bộ phận nào để làm mẫu bệnh phẩm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh phó thương hàn lợn
1,240 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh phó thương hàn lợn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh phó thương hàn lợn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào