Để chẩn đoán bò có mắc bệnh lưỡi xanh hay không thì cần lấy mẫu bệnh phẩm ở bò như thế nào để xét nghiệm?
Những loại thuốc thử và vật liệu thử nào được dùng để chẩn đoán bệnh lưỡi xanh ở bò?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh quy định về một số laoij thuốc thử và vậy liệu thử dùng để chẩn đoán bệnh lưỡi xanh như sau:
Thuốc thử và vật liệu thử
Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết, phân tích, sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có DNAse và RNAse, trừ khi có quy định khác.
4.1 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho lấy mẫu
4.1.1 Ống nghiệm sạch, vô trùng và có chất chống đông EDTA;
4.1.2 Cồn (Ethanol), từ 70 % đến 100 %;
4.1.3 Dung dịch muối đệm phốt phát (PBS), pH 7,2 ± 0,2 (xem Phụ lục A).
4.2 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp ELISA
4.2.1 Kít ELISA, sử dụng kít thương mại có sẵn trên thị trường được dùng để phát hiện kháng thể vi rút Bluetongue, khi sử dụng cần theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
4.3 Thuốc thử và vật liệu thử dùng cho phương pháp RT-PCR/ realtime RT-PCR
4.3.1 Kít chiết tách ARN/ADN vi rút;
4.3.2 Bộ kít nhân gen;
4.3.3 Mồi xuôi, mồi ngược và đoạn dò;
4.3.4 Mẫu chuẩn dương, được chứng nhận là dương tính hoặc ARN chuẩn dương tách chiết từ vi rút Bluetongue có giá trị Ct đã biết trước;
4.3.5 Nước tinh khiết, không có DNAse và RNAse;
4.3.6 Bột agarose, dung dịch Tris-borate-EDTA(TBE) 10X;
4.3.7 Chất nhuộm gel (GelRed hoặc chất nhuộm gel tương đương);
4.3.8 Dung dịch nạp mẫu (Loading dye);
4.3.9 Thang chuẩn DNA 100bp.
Như vậy, để chẩn đoán bệnh lưỡi xanh ở bò thì có thể sử dụng một số loại thuốc thử và vật liệu thử nêu trên.
Bò mắc bệnh lưỡi xanh thì sẽ có những dấu hiệu bệnh tích như thế nào?
Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh thì khi bò mắc bệnh lưỡi xanh sẽ có một số dấu hiệu bệnh tích như sau:
Tắc nghẽn, phù nề, xuất huyết và loét niêm mạc tiêu hóa và hô hấp (miệng, thực quản, dạ dày, ruột, niêm mạc tuyến yên, niêm mạc khí quản).
Xuất huyết điểm và lở loét trong khoang miệng, đặc biệt là trên lưỡi và niêm mạc miệng có thể bị hoại tử hoặc tím tái.
Niêm mạc mũi và vòm họng có thể phù hoặc tím tái, xuất huyết khí quản và tắt nghẽn.
Viêm phế quản phổi hai bên nặng (khi xảy ra biến chứng); trong trường hợp tử vong, phổi có thể tăng can xi máu nội tạng, phù phế nang phổi nặng và phế quản có thể chứa đầy bọt khí và chất lỏng
Có thể sung huyết và loét ở dạ múi khế. Xuất huyết điểm, tụ máu và hoại tử ở tim.
Một vài trường hợp, sung huyết, xuất huyết và phù thấy trên khắp cơ quan nội tạng.
Các cơ xương có thể xuất huyết hoặc hoại tử và bên trong các tế bào có chất lỏng gây phù nề. Phì đại hạch bạch huyết và lách sưng to.
Để chẩn đoán bò có mắc bệnh lưỡi xanh hay không thì cần lấy mẫu bệnh phẩm ở bò như thế nào để xét nghiệm?
Để chẩn đoán bò có mắc bệnh lưỡi xanh hay không thì cần lấy mẫu bệnh phẩm ở bò như thế nào để xét nghiệm? (Hình từ Internet)
Theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-43:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 43: Bệnh lưỡi xanh quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
7.1 Lấy mẫu và xử lý mẫu bệnh phẩm
7.1.1 Lấy mẫu
Lấy mẫu theo hướng dẫn của quy trình mổ khám TCVN 8402:2010.
Mẫu bệnh phẩm: máu kháng đông, lách, hạch bạch huyết, hạch amidan, thận, dịch nổi tế bào sau khi phân lập vi rút để phát hiện vi rút. Mẫu bệnh phẩm là huyết thanh để phát hiện kháng thể kháng vi rút Bluetongue.
CHÚ THÍCH: Đối với máu chống đông dùng kim tiêm vô trùng 18G (5.1.5) lấy khoảng 5 ml máu của động vật đang sốt nghi mắc bệnh cho vào ống nghiệm có chất chống đông EDTA (4.1.1), lắc nhẹ.
Mẫu được bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện từ 2 °C đến 8 °C. Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ từ âm 20 °C đến âm 80 °C. Huyết thanh bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C tối đa trong 7 ngày. Lưu mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ âm 20 °C (đối với mẫu huyết thanh) và ở âm 80 °C (đối với mẫu bệnh phẩm khác).
...
Theo tiêu chuẩn trên thì để chẩn đoán bệnh lưỡi xanh ở bò thì có thể lấy một số mẫu bệnh phẩm máu kháng đông, lách, hạch bạch huyết, hạch amidan, thận, huyết thanh, dịch nổi tế bào sau khi phân lập vi rút để phát hiện vi rút gây bệnh.
Đối với máu chống đông dùng kim tiêm vô trùng 18G lấy khoảng 5 ml máu của động vật đang sốt nghi mắc bệnh cho vào ống nghiệm có chất chống đông EDTA, lắc nhẹ.
Mẫu được bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện từ 2 °C đến 8 °C.
Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ từ âm 20 °C đến âm 80 °C.
Huyết thanh bảo quản ở nhiệt độ từ 2 °C đến 8 °C tối đa trong 7 ngày. Lưu mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ âm 20 °C (đối với mẫu huyết thanh) và ở âm 80 °C (đối với mẫu bệnh phẩm khác).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?