Để chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân, cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ cần làm gì?
- Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ cần làm gì để chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân?
- Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành biện pháp giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân?
- Công tác chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc gì?
Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ cần làm gì để chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân?
Công tác chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả sự cố bức xạ và hạt nhân được quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
Công tác chuẩn bị cho việc giảm thiểu hậu quả
1. Ban chỉ huy các cấp có trách nhiệm:
a) Xây dựng phương án tư vấn kỹ thuật, cung cấp nguồn lực bảo vệ chống bức xạ cho người tham gia ứng phó sự cố;
b) Tổ chức đào tạo cho lực lượng ứng phó sự cố về các biện pháp giảm thiểu hậu quả tiềm tàng của sự cố, bảo vệ nhân viên và công chúng xung quanh khu vực xảy ra sự cố.
2. Cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ (QCVN 6:2010/BKHCN) phải thiết lập mối quan hệ và phương thức liên lạc kịp thời với tổ chức, cá nhân có năng lực hỗ trợ ứng phó sự cố được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố.
3. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II và III có trách nhiệm chuẩn bị sẵn sàng thực hiện các hành động giảm thiểu hậu quả nhằm đạt được các mục tiêu sau:
a) Ngăn ngừa sự cố leo thang;
b) Đưa cơ sở trở lại trạng thái an toàn;
c) Giảm thiểu khả năng phát tán chất phóng xạ;
d) Giảm thiểu nguy cơ bị chiếu xạ.
Sự cố bức xạ và hạt nhân được giải thích tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN là tình trạng mất an toàn bức xạ; mất an toàn hạt nhân; mất an ninh đối với nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
Theo quy định trên, cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ (QCVN 6:2010/BKHCN) phải thiết lập mối quan hệ và phương thức liên lạc kịp thời với tổ chức, cá nhân có năng lực hỗ trợ ứng phó sự cố được quy định trong kế hoạch ứng phó sự cố.
Giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân (Hình từ Internet)
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ vào đâu để tiến hành biện pháp giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân?
Đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu tiến hành biện pháp giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân căn cứ theo quy định tại Điều 18 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN như sau:
Thực hiện các biện pháp giảm thiểu hậu quả
1. Đội ứng phó ban đầu căn cứ tình hình cụ thể và mức tiêu chí chung để tiến hành các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả sự cố do nhóm nguy cơ IV gây ra.
2. Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II, III và IV có trách nhiệm thực hiện kịp thời các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố.
3. Các nguồn lực hỗ trợ ứng phó sự cố các cấp, bao gồm phương tiện kỹ thuật, thông tin liên lạc, thuốc dự phòng, địa điểm sơ tán và các nhu yếu phẩm khác phải đáp ứng việc hỗ trợ ứng phó sự cố đối với các cơ sở, sự cố thuộc nhóm nguy cơ I, II và III.
Theo quy định trên, đội ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân ban đầu căn cứ tình hình cụ thể và mức tiêu chí chung để tiến hành các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả sự cố do nhóm nguy cơ IV gây ra.
Ngoài ra, việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu hậu quả của sự cố bức xạ và hạt nhân còn tiến hành như sau:
- Cơ sở thuộc nhóm nguy cơ I, II, III và IV có trách nhiệm thực hiện kịp thời các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm giảm thiểu hậu quả của sự cố.
- Các nguồn lực hỗ trợ ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân các cấp, bao gồm phương tiện kỹ thuật, thông tin liên lạc, thuốc dự phòng, địa điểm sơ tán và các nhu yếu phẩm khác phải đáp ứng việc hỗ trợ ứng phó sự cố đối với các cơ sở, sự cố thuộc nhóm nguy cơ I, II và III.
Công tác chuẩn bị ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc gì?
Công tác chuẩn bị ứng phó và hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân phải tuân theo các nguyên tắc được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 12/2023/TT-BKHCN dưới đây:
- Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được xây dựng phải bảo đảm việc ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân được tiến hành kịp thời, được quản lý, kiểm soát, phối hợp đồng bộ và hiệu quả từ cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp quốc gia.
Ngoài ra, hành động bảo vệ phải bảo đảm mang lại nhiều lợi ích hơn là thiệt hại do hành động đó gây ra. Hình thức, phạm vi và khoảng thời gian áp dụng các hành động bảo vệ phải tối ưu để lợi ích thực tế đạt được là tối đa;
Đồng thời, phải phân công trách nhiệm giữa các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân rõ ràng. Việc chỉ đạo trong ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân theo nguyên tắc tập trung thống nhất;
Chuẩn bị và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân đồng bộ với việc chuẩn bị ứng phó sự cố khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?