Để có thể đặt in tem chống hàng giả tại cơ sở in thì phía doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu nào?
Có thể đặt in tem chống hàng giả cho sản phẩm rượu hay không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, điểm đ bị bãi bỏ bởi khoản 1 Điều 3 và điểm g được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 72/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023) định nghĩa về sản phẩm in như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống giả;
d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
e) Bao bì, nhãn hàng hóa;
g) Mẫu, biểu mẫu, giấy tờ, sách, sổ, tài liệu hướng dẫn sử dụng, giới thiệu, quảng cáo thiết bị, công cụ sản xuất, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; áp-phích, tờ rời, tờ gấp không phải là xuất bản phẩm theo quy định của Luật Xuất bản.
h) Các sản phẩm in khác.
...
Như vậy, sản phẩm in theo quy định của pháp luật sẽ bao gồm tem chống hàng giả. Theo đó, doanh nghiệp có thể đặt in tem chống hàng giả cho sản phẩm rượu của mình nếu cơ sở in đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trước đây, khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
4. Sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:
a) Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;
b) Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;
c) Tem chống giả;
d) Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);
đ) Xuất bản phẩm theo quy định của pháp luật về xuất bản;
e) Bao bì, nhãn hàng hóa;
g) Tài liệu, giấy tờ của tổ chức, cá nhân;
h) Các sản phẩm in khác.
Để có thể đặt in tem chống hàng giả tại cơ sở in thì phía doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu nào? (Hình từ Internet)
Cơ sở in tem chống hàng giả phải đáp ứng được các điều kiện nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 và Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện hoạt động của cơ sở in như sau:
"Điều 11. Điều kiện hoạt động của cơ sở in
1. Cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có đủ các điều kiện sau đây:
b) Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định này;
c) Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in;
đ) Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ."
Ngoài đáp ứng các điều kiện vừa nêu trên thì cơ sở in trước khi hoạt động phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in.
Cụ thể, tại Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a, điểm b, điểm d khoản 5 Điều 1 và Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP) quy định về cấp Giấy phép hoạt động in như sau:
"Điều 12. Cấp giấy phép hoạt động in
1. Trước khi hoạt động, cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in các sản phẩm quy định tại điểm a và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này phải có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in theo quy định sau đây:
a) Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật về chữ ký số và các quy định liên quan;
2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;
e) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp phép của cơ sở in không đầy đủ thông tin, thông tin không trung thực hoặc không thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện hoạt động quy định tại Điều 11 Nghị định này bị từ chối nhận hồ sơ cấp phép.
Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp cơ sở in đề nghị cấp phép hoạt động in các sản phẩm quy định tại Nghị định này, đồng thời đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm mà cơ sở in có đủ điều kiện theo quy định của Luật xuất bản thì cấp chung trên một giấy phép.”
Theo đó, sau khi nộp đủ hồ sơ theo quy định thì trong thời hạn 15 ngày cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in sẽ cấp giấy phép hoạt động cho cơ sở in.
Để có thể đặt in tem chống hàng giả tại cơ sở in thì phía doanh nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 60/2014/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP) quy định về nhận chế bản, in, gia công sau in tem chống giả như sau:
"Điều 20. Nhận chế bản, in, gia công sau in tem chống giả
1. Đối với tem chống giả do cơ quan nhà nước ban hành phải có bản sao có chứng thực quyết định ban hành mẫu tem chống giả.
2. Đối với tem chống giả do tổ chức, cá nhân phát hành nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình phải có:
a) Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả;
b) Bản chụp hình ảnh tem chống hàng giả có xác nhận của tổ chức, cá nhân ban hành tem."
Theo đó, phía doanh nghiệp phải có bản sao có chứng thực quyết định ban hành mẫu tem chống giả do cơ quan nhà nước ban hành.
Đối với tem chống giả do tổ chức, cá nhân phát hành nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình phải có:
- Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả;
- Bản chụp hình ảnh tem chống hàng giả có xác nhận của tổ chức, cá nhân ban hành tem.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?