Đề cương Báo cáo thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học? Tải về? Thời hạn gửi Báo cáo là khi nào?
Đề cương Báo cáo thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học? Tải về?
Mẫu Đề cương Báo cáo về việc thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học mới nhất hiện nay là Mẫu số 32 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 124/2024/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Tải về Đề cương Báo cáo thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học mới nhất.
Thời hạn gửi Báo cáo thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học là khi nào?
Thời hạn gửi Báo cáo thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học được quy định tại khoản 1 Điều 65a Nghị định 86/2018/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo về việc thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học.
a) Nội dung yêu cầu báo cáo: Tình hình chung về việc thực hiện các nội dung liên kết, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết; số lượng người dạy trong đó nêu rõ số lượng người dạy có quốc tịch nước ngoài; việc thực hiện các quy định về quản lý người nước ngoài; những khó khăn, vướng mắc; kiến nghị, đề xuất (nếu có);
b) Đối tượng thực hiện, cơ quan nhận báo cáo và quy trình báo cáo: Cơ sở giáo dục Bên Việt Nam thực hiện liên kết giáo dục gửi báo cáo đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
c) Kỳ báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng năm;
d) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Cơ sở giáo dục Bên Việt Nam thực hiện liên kết giáo dục gửi báo cáo qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tiếp hoặc trực tuyến đến Sở Giáo dục và Đào tạo;
đ) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 01 tháng 10 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 9 của năm báo cáo;
e) Thời hạn gửi báo cáo: Trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
g) Mẫu đề cương báo cáo: theo Mẫu số 32 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này;
h) Biểu số liệu báo cáo: theo Mẫu số 33 tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời hạn gửi Báo cáo thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học là trước ngày 31/10 hằng năm.
Đề cương Báo cáo thực hiện liên kết giáo dục theo từng năm học? Tải về? Thời hạn gửi Báo cáo là khi nào? (Hình từ Internet)
Liên kết giáo dục bị đình chỉ tuyển sinh trong trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 13 Nghị định 86/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đình chỉ tuyển sinh hoặc chấm dứt hoạt động liên kết giáo dục
1. Liên kết giáo dục bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định này.
2. Trách nhiệm của các bên liên kết khi bị đình chỉ tuyển sinh.
a) Khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;
b) Bảo đảm học sinh đang theo học chương trình giáo dục tích hợp được tiếp tục học tập;
c) Báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt liên kết về kết quả khắc phục các vi phạm dẫn đến đình chỉ tuyển sinh để cho phép hoạt động trở lại.
...
Theo đó, liên kết giáo dục bị đình chỉ tuyển sinh nếu không bảo đảm một trong các nội dung quy định tại Điều 7 Nghị định 86/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP), cụ thể như sau:
(1) Chương trình giáo dục
- Chương trình giáo dục của nước ngoài đưa vào tích hợp phải là chương trình đã được kiểm định chất lượng giáo dục ở nước sở tại hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước sở tại công nhận về chất lượng giáo dục;
- Chương trình giáo dục tích hợp phải bảo đảm mục tiêu của chương trình giáo dục của Việt Nam và đáp ứng các yêu cầu bảo đảm chất lượng của chương trình giáo dục nước ngoài;
Không bắt buộc người học phải học lại cùng một nội dung kiến thức, bảo đảm tính ổn định đến hết cấp học và liên thông giữa các cấp học vì quyền lợi của học sinh, bảo đảm tính tự nguyện tham gia và không gây quá tải cho học sinh;
- Chương trình giáo dục tích hợp phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc tích hợp chương trình giáo dục của Việt Nam với chương trình giáo dục của nước ngoài.
(2) Quy mô lớp học và cơ sở vật chất phải đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục tích hợp và không làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy chung của cơ sở giáo dục phía Việt Nam tham gia liên kết giáo dục.
(3) Đội ngũ nhà giáo.
- Giáo viên Việt Nam giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Giáo viên nước ngoài giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp phải có trình độ đại học phù hợp với chuyên môn giảng dạy và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hoặc tương đương;
- Giáo viên giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp bằng ngoại ngữ phải có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của chương trình tích hợp và không thấp hơn Bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?