Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những nội dung cơ bản nào?
- Người thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có phải lập văn bản ghi nhận quá trình giám định không?
- Thời hạn giám định tư pháp tối đa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là bao lâu?
Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những nội dung cơ bản nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT thì trong trường hợp cần thiết, người thực hiện giám định lập đề cương giám định, gửi người trưng cầu để thống nhất việc thực hiện giám định.
Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đối tượng và phạm vi giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
- Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của các cá nhân thực hiện giám định;
- Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;
- Xác định việc khảo sát đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ việc giám định;
- Dự kiến danh mục phòng thí nghiệm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);
- Dự kiến chi phí thực hiện giám định; kinh phí tạm ứng, thời hạn tạm ứng;
- Các điều kiện khác để thực hiện giám định.
Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm những nội dung cơ bản nào? (Hình từ Internet)
Người thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có phải lập văn bản ghi nhận quá trình giám định không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT về thực hiện giám định tư pháp như sau:
Thực hiện giám định tư pháp
1. Trình tự thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai như sau:
a) Xem xét đối tượng giám định; Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định;
b) Thực hiện giám định;
c) Xây dựng, ban hành Kết luận giám định;
d) Lập hồ sơ giám định.
2. Người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
3. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết.
4. Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 và theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Và theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 về văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp như sau:
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp
1. Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ quá trình thực hiện vụ việc giám định.
2. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp nêu rõ tình trạng đối tượng gửi giám định và thông tin, tài liệu có liên quan gửi kèm theo làm căn cứ để thực hiện giám định, thời gian, địa điểm, nội dung công việc, tiến độ, phương pháp thực hiện giám định, kết quả thực hiện và phải có chữ ký của người giám định tư pháp.
Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp phải được lưu trong hồ sơ giám định.
Như vậy, người thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực bằng văn bản toàn bộ quá trình thực hiện vụ việc giám định.
Thời hạn giám định tư pháp tối đa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT về thời hạn giám định tư pháp như sau:
- Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tối đa là 03 tháng.
- Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng trong những trường hợp sau:
- Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp;
- Có từ 02 nội dung giám định khác nhau trở lên;
- Liên quan đến nhiều lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT;
- Liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc khối lượng công việc lớn.
Bên cạnh đó, thời hạn giám định tư pháp có thể được gia hạn nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa thuộc từng trường hợp nêu trên, do cơ quan trưng cầu quyết định bằng văn bản theo đề nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Vì vậy, thời hạn giám định tư pháp tối đa trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có thể lên đến 6 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?