Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?

Tôi muốn hỏi trong việc đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào? Trên nhãn của tất cả chế phẩm thuốc phóng xạ phải có các thông tin gì? Để đảm bảo an toàn bức xạ thì trước khi đưa các thiết bị bức xạ vào sử dụng các cơ sở y tế phải thực hiện kiểm định thế nào? - Câu hỏi của chị Minh Thy (Tp.HCM).

Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?

Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?

Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Theo khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định để đảm bảo an toàn bức xạ thì thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân phải được phép lưu hành hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về dược, chỉ được sử dụng cho mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, điều chỉnh chức năng cơ thể và phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế đã được thừa nhận đối với các thông số sau:

- Độ tinh khiết hạt nhân phóng xạ (là phần trăm hoạt độ phóng xạ của nhân phóng xạ đánh dấu trong thuốc phóng xạ so với tổng hoạt độ của các nhân phóng xạ có trong thuốc phóng xạ);

- Hoạt độ riêng (là hoạt độ phóng xạ trên một đơn vị khối lượng hợp chất đánh dấu của một hạt nhân phóng xạ cụ thể tính cho cả dạng nằm trong và không nằm trong hợp chất đánh dấu của hạt nhân phóng xạ đó);

- Độ tinh khiết hóa phóng xạ (là phần trăm của nhân phóng xạ ở dạng liên kết hóa học mong muốn của hợp chất đánh dấu so với tổng nhân phóng xạ có trong thuốc phóng xạ, nghĩa là quan tâm đến nhân phóng xạ đã tách ra khỏi hợp chất đánh dấu);

- Độ tinh khiết hóa học (là tỉ lệ của dạng hợp chất đánh dấu chính không quan tâm đến hoạt độ phóng xạ có trong đó so với toàn bộ chế phẩm thuốc phóng xạ. Chế phẩm thuốc phóng xạ là lượng chuẩn bị của thuốc phóng xạ sẵn sàng để dùng cho người bệnh);

- Độ pH;

- Các thông số yêu cầu đối với thuốc theo quy định pháp luật về dược.

Trên nhãn của tất cả chế phẩm thuốc phóng xạ phải có các thông tin gì?

Tại khoản 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định trên nhãn của tất cả chế phẩm thuốc phóng xạ phải thể hiện các thông tin:

- Đồng vị phóng xạ; dạng hóa học (tên thuốc và công thức hóa học);

- Tổng hoạt độ phóng xạ của chế phẩm;

- Ngày đo hoạt độ phóng xạ;

- Kết quả đo độ tạp chất hóa phóng xạ;

- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất và ngày sản xuất;

- Ngày hết hạn sử dụng;

- Số của lô hoặc mẻ sản xuất;

- Thể tích của chế phẩm thuốc phóng xạ (trường hợp ở dạng dung dịch);

- Các thông tin khác đối với nhãn thuốc theo quy định của pháp luật về dược.

Để đảm bảo an toàn bức xạ thì trước khi đưa các thiết bị bức xạ vào sử dụng các cơ sở y tế phải thực hiện kiểm định thế nào?

Tại Điều 9 Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT quy định như sau:

Kiểm định và hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị đo bức xạ
1. Cơ sở y tế phải thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị bức xạ được sử dụng tại cơ sở mình như sau:
a) Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên;
b) Định kỳ một năm một lần đối với thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng;
c) Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị;
d) Thiết bị xạ trị ngoài việc thực hiện kiểm định quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này phải thực hiện kiểm tra chuẩn liều chiếu xạ theo tần suất do nhà sản xuất khuyến cáo.
2. Nếu kết quả kiểm định cho thấy các thông số vận hành liên quan đến an toàn của thiết bị bức xạ lệch khỏi giá trị cho phép, thiết bị phải hiệu chuẩn mới được cho phép tiếp tục sử dụng; việc kiểm tra, kiểm định phải được thực hiện theo quy trình do nhà sản xuất cung cấp hoặc theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
3. Thiết bị đo bức xạ (thiết bị đo suất liều bức xạ, thiết bị đo nhiễm bẩn bề mặt, máy đo chuẩn liều thuốc phóng xạ) phải được kiểm định ban đầu, sau khi sửa chữa và định kỳ hằng năm.
4. Việc kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị bức xạ và thiết bị đo bức xạ phải được thực hiện bởi tổ chức, cá nhân được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn.

Theo đó để đảm bảo an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện việc kiểm định đối với các thiết bị bức xạ được sử dụng tại cơ sở mình như sau:

- Trước khi đưa vào sử dụng lần đầu tiên;

- Định kỳ một năm một lần đối với thiết bị xạ trị, thiết bị chụp cắt lớp vi tính CT scanner, thiết bị X - quang tăng sáng truyền hình và định kỳ hai năm một lần đối với các thiết bị X - quang chẩn đoán trong y tế khác kể từ ngày đưa vào sử dụng;

- Sau khi lắp đặt lại hoặc sửa chữa thiết bị;

- Thiết bị xạ trị ngoài việc thực hiện kiểm định quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này phải thực hiện kiểm tra chuẩn liều chiếu xạ theo tần suất do nhà sản xuất khuyến cáo.

An toàn bức xạ Tải về các quy định hiện hành liên quan đến An toàn bức xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ an toàn bức xạ
Pháp luật
Phụ cấp trách nhiệm đối với người phụ trách an toàn bức xạ hiện nay là bao nhiêu? Được áp dụng cho các đối tượng nào?
Pháp luật
Các thiết bị và dụng cụ bảo vệ an toàn bức xạ mà cơ sở y học hạt nhân phải trang bị là gì? Lắp đặt các thiết bị bức xạ thế nào?
Pháp luật
Bác sĩ điều trị là người chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ cho người bệnh có các trách nhiệm gì?
Pháp luật
Yêu cầu về việc bảo đảm an toàn bức xạ đối với thiết bị bức xạ, thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân thế nào?
Pháp luật
Người phụ trách an toàn bức xạ có yêu cầu phải là người trực tiếp tiến hành công việc bức xạ hay không?
Pháp luật
An toàn bức xạ là gì? Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc quản lý của cơ quan nào và có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Để bảo đảm an toàn bức xạ cơ sở y tế phải thực hiện đo kiểm xạ môi trường thế nào? Thực hiện chiếu xạ cá nhân cho các nhân viên bức xạ y tế thế nào?
Pháp luật
Để đảm bảo an toàn bức xạ thì yêu cầu đối với thuốc phóng xạ dùng trong y học hạt nhân được quy định thế nào?
Pháp luật
Yêu cầu đối với nội quy an toàn bức xạ mà cơ sở y tế phải xây dựng là gì? Trách nhiệm đào tạo an toàn bức xạ của cơ sở y tế được quy định thế nào?
Pháp luật
Khi tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ thì tổ chức cung cấp dịch vụ cần phải làm những việc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn bức xạ
1,681 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn bức xạ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn bức xạ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào