Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung gì?
Thiết bị mỏ lộ thiên được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 33 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT, có quy định về thiết bị mỏ như sau:
Thiết bị mỏ
1. Các thiết bị mỏ lộ thiên phải được sử dụng theo đúng hướng dẫn về lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của nhà máy chế tạo, đồng thời phải thực hiện theo đúng các quy định về an toàn trong quá trình hoạt động sản xuất.
2. Thiết bị mỏ phải được trang bị đầy đủ các cơ cấu bảo vệ, an toàn kỹ thuật theo thiết kế của nhà chế tạo và phương tiện phòng chống chữa cháy theo quy định hiện hành.
3. Sau mỗi ca làm việc, thiết bị phải được bàn giao theo quy định hiện hành. Công việc bàn giao phải được tiến hành tại nơi làm việc, đúng nội dung và phải được ghi vào sổ giao nhận ca.
4. Các thiết bị sử dụng trong khai thác và vận tải mỏ đều phải có đủ các tài liệu và hồ sơ qui định sau:
a) Hồ sơ kỹ thuật máy;
b) Sổ giao nhận ca (trong đó ghi rõ những sự cố, trục trặc kỹ thuật và các biện pháp xử lý, loại trừ).
5. Khi vận hành, sửa chữa thiết bị mỏ người làm việc phải có đủ phương tiện và dụng cụ an toàn, bảo hộ lao động.
6. Công việc cải tiến máy móc, thiết bị phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị mỏ lộ thiên được quy định như sau:
- Các thiết bị mỏ lộ thiên phải được sử dụng theo đúng hướng dẫn về lắp đặt, vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa của nhà máy chế tạo, đồng thời phải thực hiện theo đúng các quy định về an toàn trong quá trình hoạt động sản xuất;
- Thiết bị mỏ phải được trang bị đầy đủ các cơ cấu bảo vệ, an toàn kỹ thuật theo thiết kế của nhà chế tạo và phương tiện phòng chống chữa cháy theo quy định hiện hành;
- Các thiết bị sử dụng trong khai thác và vận tải mỏ đều phải có đủ các tài liệu và hồ sơ;
- Khi vận hành, sửa chữa thiết bị mỏ người làm việc phải có đủ phương tiện và dụng cụ an toàn, bảo hộ lao động;
- Công việc cải tiến máy móc, thiết bị phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn quy định.
Thiết bị mỏ lộ thiên đưa vào sản xuất.
Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung gì?(Hình từ Internet)
Để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung gì?
Căn cứ tại Điều 34 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT, có quy định về đưa thiết bị mỏ vào sản xuất như sau:
Đưa thiết bị mỏ vào sản xuất
1. Khi tiếp nhận, vận chuyển các thiết bị có trọng lượng và kích thước lớn, phải lập “Phương án vận chuyển” để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị; Trong phương án này phải đề cập đến các nội dung:
a) Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp kích thước, trọng lượng thiết bị;
b) Đánh giá khả năng chịu tải, kích cỡ không gian, tình trạng tuyến đường, cầu cống mà thiết bị phải vận chuyển đi qua;
c) Kỹ thuật vận chuyển, phương án chằng buộc, lắp đặt, đồ gá và định vị, chèn chặt trên phương tiện vận chuyển;
d) Phương tiện xếp dỡ và biện pháp nâng dỡ tải.
2. Việc lắp đặt các thiết bị mỏ phải theo đúng trình tự quy định của nhà máy chế tạo và theo kế hoạch, quy trình do đơn vị thực hiện lắp đặt lập.
3. Máy móc, thiết bị chỉ được đưa vào sử dụng sau khi đã qua chạy thử có tải đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định và có văn bản nghiệm thu. Trường hợp không có quy định về thời gian chạy thử có tải thì thiết bị đó phải đảm bảo làm việc bình thường liên tục trong 72h.
Như vậy, theo quy định trên thì để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi thiết bị mỏ lộ thiên được đưa vào sản xuất thì trong phương án đề cập đến những nội dung sau:
- Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp kích thước, trọng lượng thiết bị;
-Đánh giá khả năng chịu tải, kích cỡ không gian, tình trạng tuyến đường, cầu cống mà thiết bị phải vận chuyển đi qua;
- Kỹ thuật vận chuyển, phương án chằng buộc, lắp đặt, đồ gá và định vị, chèn chặt trên phương tiện vận chuyển;
- Phương tiện xếp dỡ và biện pháp nâng dỡ tải.
Trong quá trình vận hành thiết bị mỏ, người vận hành không được bỏ vị trí làm việc
Sửa chữa thiết bị mỏ lộ thiên được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 35 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên ban hành kèm theo Thông tư 20/2009/TT-BCT, có quy định về vận hành và sửa chữa thiết bị mỏ như sau:
Vận hành và sửa chữa thiết bị mỏ
…
8. Khi thiết bị có sự cố phải kịp thời khắc phục giải quyết và giữ nguyên hiện trạng, lập biên bản với sự tham gia bắt buộc của Phụ trách cơ điện mỏ hoặc Phụ trách công trường. Trong biên bản phải ghi rõ nguyên nhân sự cố và xác định trách nhiệm.
9. Tại nơi làm việc, ở môi trường có axít, mỏ phải ban hành quy định chế độ kiểm tra, bảo dưỡng, các yêu cầu về an toàn bổ sung cho thiết bị và trang bị bảo hộ lao động cho người làm việc.
10. Để duy trì khả năng làm việc, đảm bảo tuổi thọ của thiết bị, máy móc và ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra, mỏ phải xây dựng và thực hiện định kỳ lịch trình sửa chữa dự phòng cho từng thiết bị.
11. Việc sửa chữa định kỳ các cấp và hư hỏng đột xuất đều phải ghi chép vào lý lịch máy; Các lý lịch máy phải được lưu trữ đầy đủ biên bản đưa máy vào sửa chữa, biên bản chạy thử, biên bản nghiệm thu máy làm việc.
12. Khi sửa chữa và thay thế các chi tiết, phải ngừng máy, khoá thiết bị khởi động của các máy, cắt điện vào động cơ, treo biển báo "Cấm đóng điện - có người đang làm việc" tại nơi đóng cắt điện, sau đó mới tiến hành công việc.
13. Việc sửa chữa thiết bị, máy xúc, máy khoan tại khai trường được phép tiến hành trên mặt tầng công tác. Nơi sửa chữa phải bằng phẳng, không có khả năng sụt lún và có đường thoát an toàn.
14. Khi sửa chữa thiết bị có liên quan đến việc sử dụng máy nén khí, bình chứa khí áp lực đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định an toàn hiện hành về “Bảo quản vận hành các máy nén khí và bình chứa khí áp lực”.
Như vậy, theo quy định trên thì sửa chữa mỏ lộ thiên được quy định như sau:
- Khi thiết bị có sự cố phải kịp thời khắc phục giải quyết và giữ nguyên hiện trạng, lập biên bản với sự tham gia bắt buộc của Phụ trách cơ điện mỏ hoặc Phụ trách công trường. Trong biên bản phải ghi rõ nguyên nhân sự cố và xác định trách nhiệm;
- Việc sửa chữa định kỳ các cấp và hư hỏng đột xuất đều phải ghi chép vào lý lịch máy; Các lý lịch máy phải được lưu trữ đầy đủ biên bản đưa máy vào sửa chữa, biên bản chạy thử, biên bản nghiệm thu máy làm việc;
- Khi sửa chữa và thay thế các chi tiết, phải ngừng máy, khoá thiết bị khởi động của các máy, cắt điện vào động cơ, treo biển báo "Cấm đóng điện - có người đang làm việc" tại nơi đóng cắt điện, sau đó mới tiến hành công việc;
- Việc sửa chữa thiết bị, máy xúc, máy khoan tại khai trường được phép tiến hành trên mặt tầng công tác. Nơi sửa chữa phải bằng phẳng, không có khả năng sụt lún và có đường thoát an toàn
- Khi sửa chữa thiết bị có liên quan đến việc sử dụng máy nén khí, bình chứa khí áp lực đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định an toàn hiện hành về “Bảo quản vận hành các máy nén khí và bình chứa khí áp lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?