Để đảm bảo điều kiện thi hành pháp luật có cần xem xét đến khả năng đáp ứng về kinh phí thực hiện hay không?
Cơ quan nhà nước theo dõi tình hình thi hành pháp luật thông qua các nội dung nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định về nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật cụ thể như sau:
Nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây:
1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;
3. Tình hình tuân thủ pháp luật.
Theo đó, các cơ quan như Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ tiến hành theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo thẩm quyền của mình dựa trên việc xem xét, đánh giá các nội dung trên.
Để đảm bảo điều kiện thi hành pháp luật có cần xem xét đến khả năng đáp ứng về kinh phí thực hiện hay không? (Hình từ Internet)
Để đảm bảo điều kiện thi hành pháp luật có cần xem xét đến khả năng đáp ứng về kinh phí thực hiện hay không?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định về nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật cụ thể như sau:
Nội dung xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật
1. Tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật.
2. Tính phù hợp của tổ chức bộ máy; mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật.
3. Mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
Từ quy định trên, có thể thấy một trong những nội dung được cơ quan có thẩm quyền xem xét để đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật là về mức độ đáp ứng về kinh phí, cơ sở vật chất bảo đảm cho thi hành pháp luật.
Cụ thể, Điều 4 Thông tư 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết vấn đề này như sau:
Xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật
1. Căn cứ nguồn thông tin quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 2 Điều 2 Thông tư này, cơ quan chuyên môn xem xét, đánh giá tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật theo các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định nhu cầu tập huấn, phổ biến pháp luật đối với từng lĩnh vực và đối tượng cụ thể, đối chiếu với các hoạt động, nội dung, hình thức, đối tượng tập huấn, phổ biến pháp luật đã được thực hiện, đánh giá tính đầy đủ, kịp thời, phù hợp của hoạt động tập huấn, phổ biến pháp luật, tác động của công tác tập huấn, phổ biến pháp luật đến ý thức tuân thủ và mức độ nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ quan, tổ chức, công dân, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, tập huấn pháp luật, gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp;
b) Xác định nhu cầu về tổ chức bộ máy, số lượng, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với tình hình thực tế, đánh giá về sự phù hợp của tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực, kiến nghị việc bảo đảm về tổ chức, biên chế và nguồn nhân lực, gửi cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ cùng cấp để tổng hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung;
c) Xác định nhu cầu về kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với thực trạng bảo đảm, đánh giá về mức độ đáp ứng của việc bảo đảm, kiến nghị việc bảo đảm kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất, gửi cơ quan phụ trách công tác tài chính cùng cấp để tổng hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung.
2. Cơ quan tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan phụ trách công tác tổ chức cán bộ và cơ quan phụ trách công tác tài chính cùng cấp tổng hợp, phân tích, xem xét các kiến nghị được quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này, báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét đến các nội dung về nhu cầu về kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu của công tác thi hành pháp luật, đối chiếu với thực trạng bảo đảm, đánh giá về mức độ đáp ứng của việc bảo đảm, kiến nghị việc bảo đảm kinh phí, trang thiết bị và cơ sở vật chất, gửi cơ quan phụ trách công tác tài chính cùng cấp để tổng hợp, xử lý, đồng thời gửi cơ quan tư pháp cùng cấp để theo dõi, tổng hợp chung để đánh giá điều kiện thi hành pháp luật.
Cơ quan nào có trách nhiệm đánh giá tình hình thi hành pháp luật đối với xã hội?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP bổ sung Điều 10a vào Chương II Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định về việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật như sau:
Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
1. Trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.
2. Căn cứ quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.
Như vậy, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?