Để đảm nhận chức danh nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không thì phải có những chứng chỉ chuyên môn nào?
- Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không có được xem là nhân viên hàng không hay không?
- Để đảm nhận chức danh nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không thì phải có những chứng chỉ chuyên môn nào?
- Người khai thác cảng hàng không cần trang bị những gì cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không?
Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không có được xem là nhân viên hàng không hay không?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 35/2021/TT-BGTVT) quy định về chức danh nhân viên hàng không như sau:
Chức danh nhân viên hàng không
1. Thành viên tổ lái bao gồm lái chính, lái phụ và nhân viên hàng không khác phù hợp với loại tàu bay.
2. Giáo viên huấn luyện bay.
3. Tiếp viên hàng không.
4. Nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay.
5. Nhân viên điều độ, khai thác bay.
6. Nhân viên không lưu.
7. Nhân viên thông báo tin tức hàng không.
8. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không.
9. Nhân viên thông tin, dẫn đường, giám sát hàng không.
10. Nhân viên khí tượng hàng không.
11. Nhân viên thiết kế phương thức bay.
12. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn hàng không dân dụng.
13. Nhân viên kiểm soát an ninh hàng không.
14. Nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay.
15. Nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay.
16. Nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không, sân bay.
Theo quy định trên thì nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không thuộc một trong các chức danh nhân viên hàng không.
Như vậy nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không được xem là nhân viên hàng không.
Để đảm nhận chức danh nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không thì phải có những chứng chỉ chuyên môn nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn đối với nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không như sau:
Tiêu chuẩn nhân viên hàng không
...
3. Nhân viên hàng không quy định tại khoản 14, 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc nước ngoài đủ 18 tuổi trở lên có lý lịch rõ ràng, đủ sức khỏe, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
b) Không có tiền án, tiền sự theo quy định của pháp luật; không sử dụng ma túy, chất kích thích;
c) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 14 Điều 6 của Thông tư này phải được Cục Hàng không Việt Nam cấp giấy phép nhân viên điều khiển, vận hành thiết bị hàng không, phương tiện hoạt động tại khu vực hạn chế của cảng hàng không, sân bay;
d) Đối với nhân viên hàng không quy định tại khoản 15 và 16 Điều 6 của Thông tư này phải có chứng chỉ chuyên môn chuyên ngành hàng không quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này.
Dẫn chiếu Điều 9 Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về chứng chỉ chuyên môn đối với nhân viên hàng không như sau:
Chứng chỉ chuyên môn và Giấy chứng nhận trình độ tiếng Anh
1. Chứng chỉ chuyên môn quy định tại Thông tư này, bao gồm một trong các loại sau:
a) Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư này;
b) Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận; cơ sở đào tạo của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này;
c) Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị;
d) Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không của cơ sở đào tạo tại Việt Nam theo pháp luật về giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp.
...
Theo đó, nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không phải có những chứng chỉ chuyên môn như:
- Chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo, huấn luyện ban đầu chuyên ngành hàng không;
- Chứng nhận của cơ sở đào tạo được ICAO, IATA công nhận; cơ sở đào tạo của nước ngoài đã được Cục Hàng không Việt Nam công nhận;
- Chứng nhận điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị chuyên ngành hàng không của cơ sở sản xuất, chế tạo phương tiện, thiết bị;
- Văn bằng, chứng chỉ hoàn thành chương trình đào tạo cơ bản chuyên ngành hàng không.
Để đảm nhận chức danh nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không thì phải có những chứng chỉ chuyên môn nào? (Hình từ Internet)
Người khai thác cảng hàng không cần trang bị những gì cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT quy định về công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy tại cảng hàng không như sau:
Công tác cứu nạn, chữa cháy, khẩn nguy sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải đảm bảo:
a) Bố trí đủ số lượng nhân viên cứu nạn, chữa cháy phù hợp với cấp sân bay tương ứng; bố trí đầy đủ trang bị, thiết bị, dụng cụ, quần áo phòng cháy, chữa cháy cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy theo phương án phòng cháy, chữa cháy của cảng hàng không, sân bay; bố trí các xe cứu nạn và chữa cháy trực đúng nơi quy định của phương án khẩn nguy sân bay; bố trí các trạm chữa cháy trung gian (trạm chữa cháy vệ tinh) để đáp ứng được thời gian phản ứng theo quy định;
b) Trang bị hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp giữa một trạm chữa cháy với đài kiểm soát tại sân bay, với các trạm chữa cháy khác trên sân bay, các xe cứu nạn, chữa cháy; hệ thống báo động cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy;
c) Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy, dung tích nước, khối lượng chất tạo bọt (foam), bột phù hợp với cấp cứu hỏa sân bay; phương tiện, thiết bị phục vụ khẩn nguy sân bay phù hợp với quy mô cảng hàng không, tần suất hoạt động của tàu bay, điều kiện địa hình cảng hàng không và khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay. Đối với cảng hàng không, sân bay ở vùng có địa hình, môi trường phức tạp, người khai thác cảng hàng không, sân bay phải trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, khẩn nguy phù hợp;
Từ quy định trên thì người khai thác cảng hàng không cần trang bị hệ thống thông tin liên lạc trực tiếp giữa một trạm chữa cháy với đài kiểm soát tại sân bay, với các trạm chữa cháy khác trên sân bay, các xe cứu nạn, chữa cháy; hệ thống báo động cho nhân viên cứu nạn, chữa cháy tại cảng hàng không.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?