Để đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
- Để đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
- Thành phần hồ sơ để đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản gồm những gì?
- Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản là bao lâu?
Để đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản, doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện gì?
Đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản (Hình từ Internet)
Căn cứ vào tiết 4.10 mục I Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước quy định về Quyết định 1511/QĐ-LĐTBXH năm 2021 như sau:
4. Thủ tục Đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
....
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
- Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
- Có cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý, bồi dưỡng ngoại ngữ hoặc liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật; có phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động và tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.
Theo đó, Doanh nghiệp dịch vụ phải duy trì các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và đáp ứng các điều kiện:
- Đang thực hiện hợp đồng cung ứng lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản.
- Có cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý, bồi dưỡng ngoại ngữ hoặc liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
+ Có trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật;
+ Có phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động và tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;
+ Có ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.
Thành phần hồ sơ để đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản gồm những gì?
Tại tiết 4.3 mục I Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước quy định về Quyết định 1511/QĐ-LĐTBXH năm 2021 như sau:
4. Thủ tục Đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
....
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị (theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP);
- Hình ảnh trang thiết bị, phòng thực hành (gồm: trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật; phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động và tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản);
- 01 bản sao bằng cấp chuyên môn điều dưỡng của giáo viên bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý và 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ tiếng Nhật của giáo viên tiếng Nhật (gồm: ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản; ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 (chuẩn JLPT) hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản).
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
Thành phần hồ sơ đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản như sau:
- Văn bản đề nghị (theo Mẫu số 09 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP);
- Hình ảnh trang thiết bị, phòng thực hành gồm:
+ Trang thiết bị nghe nhìn cơ bản để đào tạo tiếng Nhật;
+ Phòng thực hành được trang bị xe lăn, khung hỗ trợ di chuyển, giường y tế, bàn ghế ăn, tay vịn gắn tường, ghế tắm, bồn tắm, bồn cầu tự động
+ Tủ đựng dụng cụ y tế để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý theo chương trình của Nhật Bản;
- 01 bản sao bằng cấp chuyên môn điều dưỡng của giáo viên bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý và 01 bản sao văn bằng, chứng chỉ tiếng Nhật của giáo viên tiếng Nhật gồm có:
+ Ít nhất 01 giáo viên để bồi dưỡng kỹ năng nghề hộ lý cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản;
+ Ít nhất 01 giáo viên tiếng Nhật trình độ tối thiểu N2 chuẩn JLPT hoặc tương đương để bồi dưỡng tiếng Nhật cho người lao động theo chương trình của Nhật Bản.
Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản là bao lâu?
Tại tiết 4.3 mục I Phần II Thủ tục hành chính mới, sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực quản lý lao động nước ngoài thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước quy định về Quyết định 1511/QĐ-LĐTBXH năm 2021 như sau:
Thủ tục Đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nghề hộ lý tại Nhật Bản
....
4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ).
Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?
- Tai nạn giao thông là gì? Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay? Tải mẫu?